Bánh mè láo – Đặc sản ngọt thơm hương vị miền Tây
Bánh mè láo tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng qua thời gian dài của lịch sử, người dân nơi đây đã khéo léo chế biến theo cách riêng của mình. Lâu dần, bánh mè láo lại trở thành món đặc sản quen thuộc của miền Tây nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng.
Sở dĩ có tên “mè láo” là do chiếc bánh trông tròn trịa, chắc nịch nhưng khi ăn vào lại chỉ thấy giòn xốp khiến người ăn cảm thấy như mình bị đánh lừa nên họ gọi là “bánh láo”. Khi thưởng thức chiếc bánh láo, các bạn sẽ nhận thấy ngay sự đối lập của vỏ bánh với ruột bánh. Nếu vỏ bánh chắc nịch, giòn xốp, vỡ tan trong miệng bao nhiêu thì ngược lại, ruột bánh lại ngọt thơm, xốp tơi bấy nhiêu khiến người ăn không khỏi trầm trồ. Hai cảm giác tuy đối lập nhưng hài hòa đã làm cho chiếc bánh láo thơm ngon một cách riêng lạ, ăn mãi mà không thấy chán.
Dù có cái tên lạ như vậy nhưng bánh mè láo chinh phục bao người thử qua bởi hương vị thơm ngọt nhẹ nhàng, kèm theo hương thơm đặc trưng. Mè láo được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như bột nếp, khoai môn, mè và đường mạch nha.
Quy trình làm bánh:
– Gọt vỏ khoai môn sau đó rửa sạch, bào mỏng và giã nhuyễn sau đó đem phơi nắng từ 2 đến 3 ngày.
– Cắt khoai môn thành từng phần nhỏ và lăn vào bột nếp thành các viên tròn sau đó cho vào chảo dầu sôi chiên.
– Khi chiên xong khoai môn sẽ phồng lên, vớt lên và trộn vào nước đường mạch nha, cuối cùng lấy ra và lăn vào mè đã rang chính. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon có chút béo béo, xốp xốp của bánh cùng vỏ giòn giòn bên ngoài, thơm mùi mè được phủ đầy trên mặt bánh.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Nem Lai Vung – Đặc sản trứ danh của Đồng Tháp nhất định phải thử