Khám phá bí mật về đội quân đất nung trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

71

hay còn gọi là Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng, là một phần quan trọng trong cả quần thể lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Các quần thể chính là bộ sưu tập người ngựa được làm toàn bộ bằng đất nung và đặt xung quanh lăng mộ chính. Đến nay, đội quân này vẫn là một đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khảo cổ tại Trung Quốc và cả toàn thế giới.

Nếu bạn đang có nhu cầu đến du lịch và khám phá khu bảo tàng khổng lồ này, mời bạn đọc tìm hiểu cùng So Sánh Tour tại bài viết dưới đây.

Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng

Một phần đội quân đất nung canh gác trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. @Robert Stokoe

1. Sơ lược về Tần Thủy Hoàng và đội quân đất nung

Đội quân đất nung là một phần mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cả quần thể di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng, được phát hiện vào năm 1974 tại Thiểm Tây, Trung Quốc.

Giới thiệu về Hoàng đế Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên thống nhất cả vùng đất Trung Hoa rộng lớn. Ông còn góp công lớn trong việc tiêu chuẩn hóa chữ viết Trung Hoa cùng nhiều hệ thống tiền tệ, đo lường và đường xá. Một trong những chiến công hiển hách của ông vẫn còn giá trị cho đến thời điểm hiện nay chính là Vạn Lý Trường Thành, cùng nhiều công trình kiến trúc khác.

Sau khi qua đời, Tần Thủy Hoàng đã được an táng tại một lăng mộ đã được xây sẵn tại Ly Sơn. Chôn cất theo ông chính là vô vàn ngọc ngà châu báu, bản đồ giang sơn với một trăm con sông, cùng nhiều tác phẩm thủ công và mô hình vũ trụ. Sau khi được chôn cất, mọi tài liệu về ngôi mộ của ông đều được lưu truyền như một truyền thuyết qua nhiều thế hệ.

Mãi đến năm 1974, một pho tượng đất được chôn vùi trong lòng đất sau hàng nghìn năm bỗng được tìm thấy bởi một nhóm nhà nông đang đào giếng trên vùng núi Ly Sơn. Đây cũng là khởi nguồn của một công cuộc khai quật Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – một trong những lăng mộ hoành tráng và nhiều điều kỳ bí nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Vạn Lý Trường Thành

Công trình kiến trúc Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng dưới thời vua Tần Thủy Hoàng. @Hanson Lu

Lịch sử hình thành binh đoàn đất nung

được chôn cất theo Hoàng đế Tần Thủy Hoàng trong thời gian từ 210 – 209 trước Công Nguyên. Kể từ khi được phát hiện từ năm 1974, công tác khai quật và nghiên cứu vẫn chưa từng dừng lại, điều này có thể nói lên sự hoành tráng và rộng lớn của cả công trình, dù đã được xây dựng từ cách đây hơn 2200 năm.

Theo nghiên cứu sử sách, việc xây dựng lăng mộ cho Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được bắt đầu từ năm 246 trước Công Nguyên, kéo dài mất 38 năm để hoàn thành, tổng số lượng công nhân và thợ thủ công thực hiện lên đến 7000 người. Bên cạnh vô vàn tiền tài châu báu được chôn cất cùng hoàng đế, là một phần quan trọng được xây dựng như các binh lính canh gác bên cạnh hoàng đến trong hàng nghìn năm.

Các tượng binh mã này đều được nặn từ đất sét, sau đó nung trong lò với nhiệt độ thấp, cuối cùng sẽ sơn một lớp sơn bên ngoài tượng để tăng độ bền. Đây cũng là lý do rất nhiều tượng đất vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày khai thác. Điểm đặc biệt của công trình này chính là các chi tiết về khuôn mặt, kích cỡ, tư thế, thậm chí là biểu cảm đều vô cùng đa dạng và không giống nhau.

đội quân đất nung

Đội quân đất nung được chế tác tinh xảo với tỷ lệ thật. @Aaron Greenwood

Quy mô bảo tàng

Đến nay đã có hơn 8000 bức tượng binh lính, 130 xe ngựa và 670 con ngựa đã được khai quật với niên đại hơn 2200 năm. Hiện nay, công cuộc khai quật vẫn chưa ngừng lại do nhiều chuyên gia đánh giá số lượng tượng đất vẫn còn nhiều.

Các bức tượng đá đều có kích cỡ bằng người thật, chiều cao dao động từ 170 cm đến 190 cm. Đặc biệt, mỗi bức tượng người đều sẽ có những đường nét khắc biểu cảm gương mặt và cử chỉ khác nhau, thậm chí là màu sắc khác biệt để tạo nên một quần thể người đá vô cùng đa dạng.

Đội quân này đã góp công lớn trong việc thể hiện năng lực, văn hóa, công nghệ của Đế chế Tần Thủy Hoàng lúc bấy giờ. Mang nhiều giá trị về cả lịch sử lẫn văn hóa nói trên, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đội quân đất nung đã thể hiện một phần tín ngưỡng của người Trung Quốc xưa. Họ tin rằng những vật thể như tượng có thể sống lại ở thế giới bên kia, việc chế tác ra những bức tượng với tỷ lệ như người thật sẽ giúp cho Hoàng đế có một đội quân hỗ trợ khi sang thế giới bên kia.

Do đó, mỗi bức tượng người hay vật đều được chế tác tỉ mỉ, đến hàng nghìn năm sau, các người lính đều duy trì đứng vững thể hiện trình độ và công phu của những nghệ nhân thời bấy giờ.

Đội quân đất nung ở Trung Quốc

Bảo tàng đã được khai quật hơn 8000 tượng binh lính đất nung. @Aaron Greenwood

2. Nên đến tham quan bảo tàng đội quân đất nung vào thời điểm nào?

Nhìn chung thời tiết tại Thiểm Tây hầu như dễ chịu quanh năm, tuy nhiên do điểm tham quan đoàn binh lính đất nung là trên núi, bạn nên chọn thời điểm có thời tiết dễ chịu là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Vào lúc này Thiểm Tây sẽ ít những cơn mưa, thuận lợi cho việc tham quan và ngắm cảnh ngoài trời.

Bảo tàng đội quân đất nung

Nên đến tham quan đội quân đất nung vào mùa xuân hoặc mùa thu. @li xiang

3. Giá vé vào bảo tàng tham quan đội quân đất nung bao nhiêu?

Giá vé để vào tham quan bảo tàng bình thường là khoảng 120 nhân dân tệ (khoảng 400.000 VND). Tuy nhiên vào một số thời kỳ cao điểm du lịch, giá vé có thể lên đến 150 nhân dân tệ (khoảng 500.000 VND). Du khách có thể tìm mua giá vé online hoặc mua trực tiếp tại điểm tham quan.

tham quan đội quân đất nung

Giá vé tham quan binh đoàn đất nung dao động từ 120 – 150 tệ. @Sam Balye

2. Di chuyển đến bảo tàng đội quân đất nung

Để đến địa điểm lăng mộ Tần Thủy Hoàng, khách du lịch cần phải bay đến Tây An, Trung Quốc. Tại Việt Nam, bạn chỉ có thể đi bằng đường hàng không đến sân bay Hàm Dương, tuy nhiên sẽ không có chuyến bay thẳng trực tiếp đến Tây An mà bạn cần phải quá cảnh tại 1 đến 2 điểm dừng tùy theo từng chuyến bay.

Bạn có thể đặt vé máy bay đi Tây An giá tốt tại So Sánh Tour, chọn loại vé và thanh toán ngay trên ứng dụng. Điểm xuất phát có thể là bất kỳ thành phố lớn tại Việt Nam như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Ninh.

Sau khi đến Tây An, bạn có thể di chuyển đến khu vực lăng mộ Tần Thủy Hoàng bằng một trong những cách sau:

binh đoàn đất nung

Du khách nên di chuyển từ Tây An đến bảo tàng bằng xe buýt đưa đón. @Kevin Jackson

3. Địa điểm lưu trú gần khu vực lăng mộ

Khu vực lăng mộ Tần Thủy Hoàng cách thành phố Tây An khoảng 50 km, bạn có thể tìm các điểm lưu trú tại Tây An để di chuyển đến điểm tham quan bằng xe buýt. Đồng thời cũng có thể thuận tiện hơn trong việc khám phá một số địa danh khác.

Tại khu vực trung tâm có rất nhiều khách sạn và nhà nghỉ với mức giá phải chăng. Hãy truy cập vào So Sánh Tour để tìm kiếm khách sạn Tây An để đặt phòng với giá tốt, đồng thời có thể thanh toán dễ dàng hơn bằng ứng dụng.

4. Các khu vực có thể tham quan trong bảo tàng đội quân đất nung

Sau hơn 2200 năm lịch sử nằm trong lòng đất, quân đội đất nung đã được phát hiện và thu hút nhiều nhà khảo cổ Trung Quốc tham gia tìm kiếm. Đây cũng được xem là một trong những phát hiện khảo cổ lớn nhất trong thế kỷ thứ 19.

Đến nay dù họ khám phá ra số lượng lớn các tượng đá trên phạm vi khổng lồ, được phân làm 3 tầng hầm riêng hầm mộ thứ tư hoàn toàn trống không. Tại bảo tàng cũng có một khu triển lãm riêng để du khách đến tham quan dễ dàng hơn.

Tầng hầm một

Nằm ở phía Tây của Lăng mộ, đây cũng là tầng hầm lớn nhất và ấn tượng nhất trong toàn bộ bảo tàng. Với diện tích khoảng 230 x 60 mét, tầng hầm một có sức chứa lên đến 6000 bức tượng binh lính và ngựa làm bằng đất nung, được xem là đội quân chủ lực của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Tuy nhiên, hiện tại nơi đây chỉ đang trưng bày chưa đến 2000 bức tượng do các vấn đề về tượng bị vỡ, bể trong quá trình tìm kiếm hoặc bị oxi hóa theo thời gian.

Hầm thứ nhất bảo tàng đội quân đất nung

Khu lăng mộ có tổng cộng 3 tầng hầm sử dụng đặt hàng nghìn bức tượng đất nung. @Sam Balye

Hầm thứ hai

Có tổng diện tích khoảng 96 x 84 mét, điểm nhấn của tầng hầm thứ hai chính là bí ẩn về dàn quân cổ đại. Nơi có nhiều đơn vị quân nhất bao gồm cung thủ, chiến xa, lực lượng hỗn hợp và cả kỵ binh, được xem là đội cảnh binh. Trong đó, có khoảng 1400 pho tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa.

Hầm thứ 2 bảo tàng đội quân đất nung

@MChe Lee

Hầm thứ ba

Đây chính là tầng hầm nhỏ nhất nhưng cũng đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống . Dù chỉ có tổng cộng 68 bức tượng đất, nhưng tất cả đều là quan chức triều đình hoặc đội chỉ huy các cấp khác nhau, cùng với một xe tứ mã.

Những tượng ngựa này có kích thước rất lớn với chiều dài khoảng 2 mét, nặng gần 200 kg. Chúng cũng được chế tác tinh xảo hơn với từng chi tiết. Nhiều nhà khảo cổ đã phỏng đoán lý do chế tạo ra những bức tượng ngựa gần khu mộ hơn là để dễ vận chuyển cho kích thước quá lớn.

Hầm thứ 3 bảo tàng đội quân đất nung

@Manoj kumar kasirajan

Phòng triển lãm và trưng bày

Bên cạnh các phòng trên, còn có một khu vực triển lãm dùng để trưng bày một số tác phẩm nổi bật như các cỗ xe ngựa bằng đồng. Trên mỗi cỗ xe ngựa còn có 1720 món đồ trang sức bằng vàng và bạc, nặng 7 kg. Đây cũng chính là nơi trưng bày những vật dụng bằng đồng được chế tác một cách phức tạp nhất thế giới.

Ngoài các bức tượng về binh lính và ngựa đã kể trên, trong lăng mộ còn có nhiều bức tượng đất nung khác như nhạc công, nghệ sĩ, thê thiếp, hoặc các loài chim khác như chim nước, vịt và sếu.

Tượng binh mã trong đội quân đất nung

Tượng binh mã trong đội quân đất nung. @Ko Hon Chiu Vincent

Dù đã xuất hiện từ hơn 2200 năm trước, nhưng có thể thấy mỗi thợ thủ công chế tác đều có trình độ nghệ thuật phi thường. Cho đến trước năm 1974, cả đội binh lính đều vẫn nằm yên một cách nguyên vẹn dưới lòng đất và hoàn thành sứ mệnh bảo vệ vị Hoàng đế của mình.điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới và thu hút không ít du khách đến đây hàng năm, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ. Theo dõi các chương trình khuyến mãi trên So Sánh Tour để cập nhật những thông tin giá vé và giá phòng tốt nhất nhé.