Sủi dìn – món ăn vặt gốc Hoa không thể bỏ lỡ khi du lịch Hải Phòng

73

Giới thiệu chung về món ăn

Từ lâu, món sủi dìn được xem như món ăn vặt quen thuộc của người dân Hải Phòng. Là một trong những món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa từng sinh sống tại đây. Nếu có dịp du lịch Hải Phòng, trong hành trình food tour, bạn sẽ biết đến món ăn với tên gọi khá lạ là “sủi dìn“. Hiện nay, nó phổ biến và được bán quanh năm trên những tuyến đường nằm trong trung tâm thành phố.

Món ăn hấp dẫn

Những viên chè có màu sắc khác nhau

Thoạt nhìn, món sủi dìn trông khá giống với món chè trôi nước. Nhưng khi thưởng thức, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được có gì đó khang khác. Viên chè sủi dìn nho nhỏ, được làm từ bột nếp trộn với gạo tẻ. Bên trong có nhân mè đen và lạc, ăn với nước chè được chế biến từ mật mía nấu cùng gừng giã nhuyễn cho thêm quế. Ngoài ra, một số quán còn sáng tạo phần nhân bằng đậu xanh, hạt sen, xoài, mứt, dâu tây…

Công đoạn làm sủi dìn

Chuẩn bị nguyên liệu làm vỏ bánh

Để cho ra được món ăn này đòi hỏi phải chuẩn bị thật kỹ về nguyên liệu cũng như cách nấu. Để món ăn ngon, công đoạn chọn nếp làm vỏ vô cùng quan trọng. Gạo nếp làm vỏ bánh phải thơm, to tròn, đều. Trước khi xay thành bột, gạo được ngâm trong nước muối một ngày, thay nước khoảng 2 – 3 lần để tránh bị chua rồi mới xay thành bột nước, để lắng, hút ẩm. Thành phẩm là loại bột khô trắng, mịn, mang đi trộn với nước theo tỷ để nặn vỏ bánh.

Ảnh minh họa: Nguyên liệu để làm món ăn

Món chè sủi dìn ăn cùng dừa xắt khúc, đậu phộng rang

Làm nhân bánh

Hương vị của món ăn sẽ tùy thuộc vào phần nhân. Nhân bánh được làm nên từ vừng đen, lạc rang giã nát và cùi dừa nạo, sên nhẹ tay trên chảo bằng lửa nhỏ. Tiếp đến sẽ là công đoạn nặn bánh. Bánh khi nặn phải đều tay, tròn tròn trông đẹp mắt. Đặc biệt là nhân được cho vào giữa bánh, rồi gói khít các góc cạnh để khi thả vào nồi nước bánh không bị vỡ. Thông thường, kích thước của viên sủi dìn bằng khoảng 2/3 viên bánh trôi tàu.

Bánh sau khi được nấu chín

Phần nước chè của món sủi dìn

Sủi dìn luộc chín được ăn chung với nước đường mật mía nấu màu cánh gián. Bỏ thêm gừng thái sợi. Nước chè sánh nhẹ, ngọt nhưng không gắt và đậm vị cay nồng của gừng. Thành phẩm món ăn được nhấn nhá thêm mè đen, dừa xắt khúc, đậu phộng rang.

Nước chè nóng hổi

Những viên sủi dìn dẻo, dai hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ấm nóng, ngọt thanh… đã trở thành thức quà yêu thích của người dân Hải Phòng.

Món ăn khi thành phẩm

 

Theo iVIVU.com