là công trình trình lịch sử đặc biệt và có quy mô hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ con dân đất Hà thành. Đây là địa điểm bạn phải ghé qua khi có dịp đi du lịch Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội – biểu tượng của Thủ đôNguồn: Vnexpress
1. Đôi nét về Cột cờ Hà Nội
hay Kỳ đài Hà Nội là công trình được xây dựng từ thế kỷ 19, trên nền đất cũ của thành Tam Môn đời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng chính là điểm dừng chân đầu tiên trong các tour tham quan Hoàng thành Thăng Long. Từ vị trí này, du khách sẽ được hướng dẫn di chuyển theo đường “ngư đạo”, qua Đoan Môn rồi đến Điện Kính Thiên – vị trí quan trọng nhất trong Hoàng Thành.
Cột cờ hiện thuộc khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt NamNguồn: Vnexpress
Ngày nay, Kỳ đài Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam, trên con đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, đối diện với Vườn hoa Lê Nin. Không chỉ là di tích có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, Cột cờ còn là một trong những điểm đến hút khách du lịch nhất tại Thủ đô.
2. Thời gian đón khách và giá vé tham quan Cột cờ Hà Nội
Vì là di tích trực thuộc khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam nên Kỳ đài sẽ mở cửa cho khách tham quan từ 8h – 17h hàng ngày. Vé tham quan có mức giá là 20.000 VND/ người. Giảm giá 50% cho học sinh, sinh viên và người trên 60 tuổi. Riêng người có công với Cách mạng và học sinh dưới 15 tuổi thì được miễn phí hoàn toàn.
Di tích bán vé cho khách vào tham quan với mức giá 20.000 VND/ người @shutterstock
3. Các cột mốc lịch sử của Cột cờ Thủ đô
được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, từ năm 1805 đến 1812, cùng thời gian với Thành Hà Nội. Công trình được xây dựng theo kết cấu dạng tháp, có vai trò là đài quan sát khu vực nội và ngoại thành lúc bấy giờ. Đây cũng chính là lý do mà chính quyền đô hộ Pháp không phá bỏ công trình này trong giai đoạn từ 1894 – 1897.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Cột cờ được bộ đội Phòng không Hà Nội trấn giữ và sử dụng với mục đích tương tự. Năm 1945, sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, là lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đỉnh Kỳ đài. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn, lá Quốc kỳ lại một lần nữa tung bay.
Cột cờ và lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh đã trở thành hình ảnh ấn tượng, khó quênNguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
Ngày 10/10/1954, đúng 15h là thời khắc mà tiếng Quốc ca vang vọng giữa tiếng hò reo và hình ảnh lá cờ bay phất phới. Cũng chính từ giây phút đó, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đã trở thành biểu tượng cho nền độc lập, tự do của đất nước Việt Nam. Năm 1989, Kỳ đài chính thức được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử.
4. Phương tiện và cách di chuyển đến Cột cờ Thủ đô
Di tích Cột cờ Thủ đô nằm ngay khu vực trung tâm thành phố, chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 1 km. Do đó, du khách hoàn toàn có thể ghé thăm nơi này bằng cách loại phương tiện cá nhân và công cộng.
Nếu đi bằng ô tô, xe máy và xuất phát tại Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể đi theo hướng Tràng Thi, qua Cửa Nam rồi rẽ sang đường Điện Biên Phủ. Tiếp đến, bạn chỉ cần đi thẳng tới ngã 3 Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương là đến được với .
Xe buýt đưa khách đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội @shutterstock
Nếu không rành đường, du khách có thể chọn các loại phương tiện công cộng như taxi, Grab hay xe buýt. Hà Nội có các tuyến xe buýt có điểm dừng gần với Cột cờ, chẳng hạn như tuyến số 01, số 18, số 32, số 34 và số 45. Tất cả các tuyến trên đều chạy ngang qua con đường Điện Biên Phủ.
5. Các địa điểm lưu trú gần với Cột cờ Thủ đô
Để thuận tiện cho việc tham quan Cột cờ và các địa điểm du lịch gần đó, du khách nên lưu trú tại khách sạn ở Hà Nội quận Ba Đình. Bạn có thể truy cập vào ứng dụng So Sánh Tour để tìm kiếm các nhà nghỉ, khách sạn giá tốt gần Cột cờ Hà Nội. So Sánh Tour luôn cập nhật các deal lưu trú chất lượng cao, giá rẻ ở nơi bạn đến, hỗ trợ đặt phòng nhanh, thanh toán dễ dàng.
Du khách tham quan Cột cờ Hà Nội nên lưu trú ở quận Ba ĐìnhNguồn: Thương
Danh sách khách sạn tại quận Ba Đình cho bạn tham khảo:
Vị trí: Số 46 Nguyễn Trường Tộ, Trúc Bạch, Ba Đình.
Mức giá: từ 1.894.965 VND/ đêm.
Hanoi Le Jardin Hotel & Spa là điểm đến được nhiều người lựa chọn bởi mức giá phải chăng và chất lượng dịch vụ tốt. Hệ thống phòng nghỉ được trang trí đẹp mắt, đầy đủ tiện nghi, có ban công rộng. Bên cạnh đó, khách sạn còn nằm ở khu vực trung tâm, thuận tiện cho việc tham quan, đi lại.
Vị trí: Số 54 Liễu Giai, Cống Vị, Ba Đình.
Mức giá: 3.972.342 VND/ đêm.
Đề cao sự đẳng cấp, sang trọng nhưng vẫn đảm bảo sự ấm cúng và gần gũi, Lotte Hotel Hanoi hứa hẹn sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ. Khách sạn sở hữu một hệ thống phòng ốc tiện nghi, trang thiết bị hiện đại, có cả hồ bơi và nhà hàng trong khuôn viên.
Vị trí: B7 Giảng Võ, Giảng Võ, Ba Đình.
Mức giá: 3.979.670 VND/ đêm.
Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một khách sạn ở gần . Khách sạn có khoảng view siêu đẹp, ngay trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Phòng nghỉ được bài trí theo phong cách hiện đại, sang trọng, đa dạng loại phòng với nhiều mức giá khác nhau.
Vị trí: Số 287 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình.
Mức giá: 1.522.824 VND đêm.
Super Hotel Candle ghi điểm với khách hàng bằng thiết kế đẹp, chỉn chu đến từng chi tiết. Phòng nghỉ ở đây được decor đơn giản nhưng lại cực kỳ ấn tượng, mang đến cảm giác gần gũi và thoải mái cho người ở. Ngoài ra, khách sạn còn có cả những dịch vụ tiện ích như hồ bơi, nhà hàng, bữa sáng theo yêu cầu…
6. Kiến trúc độc đáo của Cột cờ Hà Nội
Cột cờ có chiều cao khoảng 33m, tính cả phần trụ treo cờ là 44 m. Cấu trúc chung gồm 3 tầng đế và 1 toà tháp. Phần tầng đế có hình chóp vuông cụt, kích thước nhỏ dần và đặt chồng lên nhau theo thứ tự. Tầng 1 có chiều cao 3,1 m, độ dài mỗi cạnh là 42,5 m, 2 mặt có cầu thang gạch dẫn lên tầng 2. Tầng 2 cao tầm 3,7 m, độ dài các cạnh là 27 m, 4 cửa có đắp tên.
Tầng đến thứ 2 của Cột cờ với 4 cửa đông – tây – nam – bắcNguồn: Vnexpress
Cửa Nam được đắp 2 chữ “Hướng Minh”, Cửa Đông tên “Nghênh Húc”, Cửa Tây là “Hồi Quang”, riêng Cửa Bắc thì không đắp chữ. Tầng 3 cao 5,1 m, mỗi cạnh dài 12,8 m, có cửa lên cầu thang hướng về phía Bắc. Tầng trên là phần thân của Cột cờ có chiều cao 5,1 m, dài 18,2 m, dạng hình trụ 8 cạnh nhỏ dần lên trên, cạnh đáy rộng chừng 2 m.
Dáng vẻ uy nghiêm, sừng sững của Cột cờ Hà NộiNguồn: Vnexpress
Trong thân của Cột cờ có 39 lỗ thông hơi hình dẻ quạt và một cầu thang xoắn bằng đá gồm 54 bậc thang dẫn lên đến đỉnh. Du khách đến có thể di chuyển đến đài quan sát trên cùng để ngắm cảnh.
Phần còn lại đỉnh Cột cờ, nhìn từ xa trông giống hệt một cái lầu bát giác cao 3,3 m, 8 cạnh sẽ tương ứng với 8 cửa sổ. Chính giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính chừng 40 cm và cao đến tận đỉnh, đây chính là nơi để cắm cán cờ. Lá cờ được treo trên đỉnh có diện tích 24 m2 (4 x 6 m), được may bằng vải phi bóng với 3 đường chỉ. Góc cờ được chần hình quả trám để chống chịu với những trận gió to.
Lá cờ lớn từ góc nhìn của Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long @shutterstock
7. Các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng gần Cột cờ Thủ đô
nằm khá gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thủ đô. Do đó, du khách hoàn toàn có thể kết hợp tham quan di tích lịch sử này với nhiều địa điểm khác.
Bảo tàng Lịch sử Quân Sự Việt Nam nằm ngay ở số 28A Điện Biên Phủ, chỉ cách Cột cờ chừng 4 m. Đây là bảo tàng đầu tiên trong hệ thống bảo tàng quân đội, hiện đang lưu giữ và trưng bày hơn 150.000 hiện vật lịch sử có giá trị từ đời Hùng Vương cho đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt NamNguồn: Vnexpress
Công viên Lê Nin nằm cách Cột cờ khoảng 260 m. Không chỉ là không gian xanh mát giữa lòng Thủ đô, nơi đây còn là toạ độ ghi dấu những dấu ấn hùng tráng trong lịch sử dân tộc.
Hoàng thành Thăng Long cũng là một điểm đến mà bạn không thể bỏ qua trong hành trình . Hoàng thành Thăng Long tọa lạc tại số 19C đường Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình, cách Cột cờ chừng 600 m. Quần thể di tích là một công trình kiến trúc đồ sộ qua nhiều giai đoạn, được kiến thiết bởi các triều đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam.
Hoàng thành Thăng Long – công trình kiến trúc lịch sử hàng trăm năm tuổi @shutterstock
Lăng Bác chỉ cách Cột cờ tầm 900 m, là địa điểm nên ghé trong các chuyến du lịch Thủ đô. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tất nhiều công trình đặc biệt, từ khu nhà sàn, ao cá cho đến Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, gần di tích Cột cờ Thủ đô còn có nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác cho du khách lựa chọn, chẳng hạn như: Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Quảng trường Ba Đình, Nhà hát Lớn Hà Nội, Phố Cổ…
8. Các hàng quán xung quanh khu vực Cột cờ
Sau một ngày dài khám phá kiến trúc và các di tích gần đó, du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi ở những địa điểm ăn uống sau đây:
Vị trí: Số 32 Điện Biên Phủ, Ba Đình.
Vị trí: Số 51 Quốc Tử Giám, Đống Đa.
Vị trí: Số 34C Cao Bá Quát, Ba Đình.
Vị trí: Số 8A Phố Hàng Cháo, Đống Đa.
Vị trí: Số 10 Tống Duy Tân, Hoàn Kiếm.
9. Những vấn đề cần lưu ý khi đi tham quan, khám phá Cột cờ Hà Nội
là di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, là minh chứng cho một thời kỳ gian khổ nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Nếu có dịp đến với Hà Nội, các bạn đừng bỏ qua khu di tích được mệnh danh là “biểu tượng của Thủ đô” này nhé!
Cuối cùng, đừng quên truy cập để có những chuyến du lịch tiết kiệm với list deal khuyến mãi cực hot về vé máy bay và đặt phòng khách sạn nhé!