Kỳ thú Hòn Ông Căn trên đường cơ sở biển Việt Nam

97

A9 là 1 trong 12 điểm thuộc đường cơ sở dùng để tính lãnh hải trên vùng biển Việt Nam. Chương II, Điều 8 trong Luật Biển Việt Nam có ghi: “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Đường cơ sở này dùng để xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta. Theo đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền 12 điểm, từ điểm số 0 (đặt ở vùng biển Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia) đến điểm số 11 (đặt tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị). Tọa độ các điểm này được ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12/11/1982.

Hòn Ông Căn

Cột mốc điểm cơ sở A9.

Điểm cột mốc A9, thuộc , nằm ở tọa độ 13°54’00″ vĩ độ Bắc, 109°21’00″ kinh độ Đông, cách điểm A8 (ở mũi Đại Lãnh, Phú Yên) khoảng 140km, cách điểm A10 (ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) khoảng 170km. So với nhiều điểm cơ sở trên biển khác, đây là một trong các điểm dễ tiếp cận vì rất gần đất liền. Từ bờ biển Nhơn Lý, chỉ mất khoảng 15 phút đi ca nô hoặc 45 phút đi ghe là tới nơi. Tuy nhiên, gần hòn Ông Căn có khá nhiều đá ngầm và sóng lớn, nên ca nô chỉ có thể cập bờ lúc sóng êm bể lặng. Nếu không, phải đi ghe, rồi chuyển sang thuyền thúng, sau đó lựa theo con sóng mà cập sát vào bờ.

Hòn Ông Căn

Bãi biển xã Nhơn Lý, nơi thuyền chúng tôi xuất phát. Nhơn Lý vốn nổi tiếng với điểm tham quan Kỳ Co – Eo Gió.

Nhìn từ xa, cụm đảo Hòn Cân như nối liền thành một khối, tựa con thú lớn đang nằm nghỉ ngơi trên biển. Khi đến gần mới nhìn thấy 3 hòn lớn bé khác nhau. Hòn thứ nhất cách hòn thứ hai gần 200m, hòn thứ hai cách hòn thứ ba khoảng 100m. Hòn thứ ba này chính là , nằm ở vị trí xa đất liền nhất nên mốc cơ sở của đường biển được đặt trên này.

Nằm giữa bốn bề mênh mông sóng vỗ, bốn mặt dựng đứng nên không dễ gì cập bờ. Lối lên Hòn đã được xây thành bậc tam cấp nhưng trèo lên cũng là một vấn đề. Cần ít nhất là một người đứng trên bờ kéo lên, một người đứng dưới để giữ cho thuyền khỏi chòng chành. Mỗi đợt sóng ập tới, nước dâng lên, chiếc thúng được nâng cao, chúng tôi cũng theo đó mà nhảy lên bậc cầu thang sát gành đá. Ngay phía dưới là những vỏ hà bám chi chít, sắc lẹm cùng đám rêu trơn nhẫy và nước cứ chực kéo chân mình xuống. Chỉ cần hụt chân một phát là dập mặt như chơi.

Hòn Ông Căn
Hòn Ông Căn

Di chuyển lên Hòn Ông Căn qua những bậc thang dựng đứng.

Qua 17 bậc thang, mỗi bậc cao khoảng 40 – 50cm, bề rộng chỉ vừa đủ đặt bàn chân, cột mốc A9 đã hiện ra trước mắt. Có một niềm hạnh phúc và tự hào vỡ òa trong mỗi chúng tôi vì đã chạm được vào một dấu mốc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng. Cột mốc là một khối lăng trụ tứ giác với 2 màu trắng và đỏ nổi bật. Trên cả 4 phía của cột mốc đều có hình lá cờ tổ quốc, phía dưới, bao quanh trụ đỡ là hình đất nước Việt Nam nổi trên mặt trống đồng. Riêng mặt hướng Đông có khắc thêm các thông số về điểm cơ sở A9.

Hòn Ông Căn
Hòn Ông Căn

Cột mốc điểm cơ sở A9.

Từ trên cao nhìn xuống, là một khối đá dài trơ trọi giữa biển, chỗ dài nhất là hơn 200m, rộng gần 100m. Ở giữa có một khe nước sâu, nước vỗ ầm ào như muốn tách hòn đảo ra làm đôi. Từ điểm A9 nhìn sang, phía trên khe nước này là một khối đá cao gần 20m, sừng sững như cột mốc của thiên nhiên hiên ngang giữa biển trời. Đôi chỗ trên bề mặt đảo, giữa những phiến đá có vài vũng nước nhỏ, bên dưới đã kết tinh một lớp muối mỏng mằn mặn. Đây có lẽ là hơi sương mang theo muối biển đọng lại, hoặc từ bọt nước do những con sóng mạnh lúc triều lên đánh vào.

Hòn Ông Căn

Khe nước giữa Hòn Ông Căn.

Hòn Ông Căn

Muối lấp loáng giữa những khe đá nhỏ

Hòn Ông Căn

Cỏ vẫn nở hoa giữa nắng gió biển khơi.

Theo lời anh Tịnh, chủ thuyền thì điểm tọa độ quốc gia này đã được hoàn thành từ tháng 6/2017, do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam xây dựng, mang số hiệu DH09. Tuy nhiên hầu như không có khách du lịch đến đây. Hiện nay chỉ có cá nhân hoặc nhóm có nhu cầu thì có thể liên hệ để đi chứ không có tour thường xuyên. Có lẽ là vì thứ nhất, nó xa hơn nhiều điểm du lịch khác như Hòn Sẹo, Kỳ Co, Hòn Khô. Thứ hai, lên Hòn Ông Căn chỉ để ngắm nhìn mốc cơ sở đường biển nên nó phù hợp với những người thích chính phục điểm đến mới lạ hoặc người yêu các cột mốc quốc gia. Thứ ba, đây là một bãi đá lớn đứng chơ vơ giữa biển, không có bãi cát nên không hợp với những ai thích nghỉ dưỡng hoặc tắm biển. Thứ tư, đường lên đảo khá nguy hiểm. Nói chung, Hòn Ông Căn – điểm cơ sở A9 nên dành cho những đôi chân ưa khám phá là chính.

Hòn Ông Căn

Mốc đánh dấu tọa độ do Bộ Tài Nguyên và Môi trường định vị.

Nếu có thể, tôi vẫn khuyên bạn hãy đến đây. Đứng dưới cột mốc, đặt tay lên trái tim, cảm nhận một niềm tự hào lan tỏa, bạn sẽ thấy mỗi hành trình là một trải nghiệm đầy thú vị.