Ngẫu hứng 24 giờ Hà Tiên du ký 

27

Hà Tiên – địa đầu phía Tây Nam tổ quốc – có một lịch sử hình thành và phát triển khá đặc biệt, gắn liền với tên tuổi của dòng họ Mạc. Mảnh đất xinh đẹp này có nhiều thắng cảnh, trong đó có mười thắng cảnh được Mạc Thiên Tích – vị tổng trấn đời thứ hai, một con người tài hoa lỗi lạc – đưa vào thơ ca.

Hà Tiên

Cầu Tô Châu bắc qua cửa sông Giang Thành.

Hà Tiên – “của để dành” của lãng khách

Hà Tiên xưa vốn là đất Chân Lạp, được khai phá bởi Mạc Cửu – một người Hoa thời Minh đã rời bỏ quê hương khi người Mãn Châu thống trị Trung Hoa – dưới sự cho phép của vua Chân Lạp. Khi Chân Lạp suy yếu, trước sự quấy nhiễu của người Xiêm La, Mạc Cửu đã chọn đem Hà Tiên theo về với chúa Nguyễn.

Hà Tiên

Núi Tô Châu đứng cạnh Đông Hồ

Nếu Mạc Cửu là người có công khai phá và xây dựng Hà Tiên, thì Mạc Thiên Tích là người góp công sức lớn trong việc phát triển Hà Tiên, biến vùng cảng thị nơi chân trời góc bể này trở nên vô cùng phồn thịnh. Hơn thế, ông còn phát triển cả trấn Hà Tiên (một vùng rộng lớn bao gồm cả Kiên Giang và Cà Mau ngày nay) và cũng là người gây dựng nên vùng Trấn Giang (Cần Thơ ngày nay).

Lữ Phong rất hâm mộ Mạc Thiên Tích, mê luôn Hà Tiên, nhưng y là kẻ tham lam, cũng mê nhiều miền đất khác, thành ra bao nhiêu năm qua y cứ lần lữa với Hà Tiên. Mảnh đất này vô tình trở thành “của để dành” trên hành trình của rong ruổi của y.

Hà Tiên thập cảnh là mười thắng cảnh đặc sắc của Hà Tiên, được nhắc tới trong tập thơ do Mạc Thiên Tích và các thành viên Tao đàn Chiêu Anh Các sáng tác. Mười thắng cảnh này bao gồm:

Thời gian dâu bể, vật đổi sao dời, đến nay thì 4 – 5 thắng cảnh trong số đã không còn nữa: , , , đã không còn, , đã nhạt màu huyền diệu.

Lữ Phong đôi lúc giật mình tự nhủ: còn “để dành” Hà Tiên đến bao giờ nữa? Bởi vậy, bỗng nhiên một ngày, Lữ Phong chợt phát hiện ra… y đang ở Hà Tiên – một chuyến đi rất ngẫu hứng – “bóc tem” một vùng đất mà y đã để dành suốt nhiều năm qua.

Đặt chân xuống Hà Tiên khi đồng hồ điểm 21 giờ, Lữ Phong dễ dàng kiếm được một nhà nghỉ tại khu vực chợ Hà Tiên sầm uất, và lập tức đàm phán thuê một con ngựa sắt cho ngày hôm sau.

Thạch Động thôn vân: Động đá nuốt mây

Sáng sớm, Lữ Phong cưỡi con ngựa sắt lên núi Pháo Đài canh bình minh trên Đông Hồ. Gặp ngày trời nhiều mây và khi mặt trời ló lên được khỏi hai ngọn núi Tô Châu, quả cam ấy đã chín vàng rực rồi.

Hà Tiên

Bình minh muộn trên núi Tô Châu

Sau khi nhanh chóng ăn sáng và uống tách cafe, Lữ Phong lên ngựa sắt, hướng đến hai thắng cảnh ở ngoại ô: Thạch Động và núi Đá Dựng.

Hà Tiên

Thạch Động.

Thạch Động nằm ngay bên QL80 cách trung tâm thành phố khoảng 5km, một ngọn núi đá vôi cô độc cao gần 100m, nơi đây chính là – một trong mười cảnh đẹp nổi tiếng Hà Tiên – với hình ảnh mây luồn qua cửa động trong một số buổi sáng sớm, khiến khung cảnh trở nên mờ ảo diệu kỳ.

Hà Tiên

Phía trước Thạch Động

Trong khối núi nhỏ này có một hang động lớn với nhiều cửa trổ ra tại nhiều vị trí trên núi. Trong động có ngôi chùa Thiên Sơn được dựng đã lâu năm. Cũng trong Thạch Động này, các nhũ đá ngẫu nhiên tạo ra những hình thù kỳ lạ, được cho là nơi xuất phát truyền thuyết Thạch Sanh ngày xưa.

Hà Tiên

Chùa Thiên Sơn trong Thạch Động.

Ra khỏi Thạch Động, máy ảnh của Lữ Phong còn 1 cục pin đầy, ước chừng cũng phải chụp được trên 1.000 tấm ảnh. Y tính rằng, núi Đá Dựng “bé bằng nắm tay”, y có sục sạo kỹ cỡ nào cũng không lo hết pin máy ảnh. Nhưng người kỹ mấy cũng có lúc chủ quan. Lữ Phong không biết rằng y sắp gặp phải một sự ngạc nhiên cùng cực sắp tới.

Châu Nham lạc lộ: Cò về núi ngọc

Châu Nham tức là núi ngọc, có lẽ bởi truyền thuyết xưa có người nhặt được ngọc trên núi Đá Dựng này mà ra cái tên ấy. Một khối núi đá vôi cao gần 100m, từ xa nhìn như một hình thang cân, cách QL80 nơi Thạch Động khoảng 2,5km và sát đường biên giới với Campuchia. “Lạc lộ” là lối con cò về (núi), ấy vậy mà Lữ Phong với sự chủ quan của mình, suýt “lạc lối” nơi thắng cảnh kỳ tuyệt này.

Hà Tiên

Một con đường bậc thang được làm ôm theo chu vi núi Đá Dựng.

Lữ Phong đại khái nghĩ rằng trên núi có một cái hang động mà thôi, là cái cửa hang mà khi y dừng lại cạnh cây thốt nốt từ xa đã trông thấy. Khi bắt đầu leo lên con đường bậc thang lên núi, y vẫn chưa biết là nó được làm ráp vòng chu vi quả núi – thực ra với một kẻ hoạt động thể chất nhiều như Lữ Phong, cái núi này quả là “bé bằng nắm tay”, y không lo lắng gì khi khám phá nó.

Đến cửa hang Mẹ Sanh – rõ ràng không phải cái hang khi nãy trông thấy – y vẫn chẳng băn khoăn gì, chỉ nghĩ rằng, à ra là còn hang nữa. Hang Mẹ Sanh là một hang sâu, có nhiều nhũ đá đẹp. Lữ Phong chụp ảnh cái hang này rất kỹ. Cục pin máy ảnh báo còn một nửa (2 vạch), y vẫn tỉnh bơ.

Hà Tiên

Hang Mẹ sanh.

Hà Tiên

Hang Mẹ sanh.

Ra khỏi hang Mẹ Sanh, thấy đa số du khách đi theo con đường bậc thang theo hướng ngược kim đồng hồ, Lữ Phong chỉ nghĩ là con đường ấy dẫn tới cái hang to mà y nhìn thấy từ xa, nên tự nhiên lại muốn đi theo chiều ngược lại xem con đường dẫn đến đâu.

Hà Tiên

Hang Chỉ huy

Hà Tiên

Hang Chỉ huy

Vòng vèo ra phía sau núi, đùng một phát y gặp một cái hang nông nhưng cao và thoáng: Hang Chỉ huy. Lữ Phong bắt đầu ngỡ ngàng, thì ra cái núi “bằng nắm tay” này cũng thú vị đây. Đi tiếp lại gặp hang Thác Bạc nhỏ hẹp và sâu hun hút xuống dưới, Lữ Phong bắt đầu cảm thấy lo lắng, vì pin máy ảnh chỉ còn 1 vạch cuối cùng, y bắt đầu chụp dè dặt và chắc cú từng tấm.

Hà Tiên

Hang Thác Bạc

Uống nốt chỗ nước cuối cùng, Lữ Phong hy vọng sắp tới cái hang to khi nãy y nhìn thấy từ xa. Bỗng nhiên, con đường không đi bên rìa núi nữa, mà nó đâm tọt vào một miệng hang. Lữ Phong chẳng khi nào nao núng với tình huống này, y bước thẳng vào con đường đi xuống sâu hút trong lòng núi.

Hà Tiên

Cửa sau Hang Cổng Trời

Chụp được thêm vài tấm nữa thì cục pin cạn sạch, lần đầu tiên trong đời rong ruổi, Lữ Phong chụp hết một cục pin đầy mà vẫn không biết cái núi “bé bằng nắm tay” này nó còn những gì nữa. Đang lúc thất vọng và bối rối thực sự vì máy ảnh hết pin, một mình dưới lòng núi sâu thẳm, bỗng y giật bắn mình khi nghe có tiếng người lao xao ngay kế bên. Sau thoáng giật mình, Lữ Phong chợt nghĩ ra: thì ra đã chạm mặt với đoàn khách khi nãy đi ngược chiều.

Lữ Phong chợt đụng phải cái điện thoại trong túi quần. Aha, cái ông điện thoại này lần đầu tiên thấy được việc. Y rút điện thoại ra chụp tiếp. Lát sau y lên tới cửa trước của hang, mới biết đó là hai cái hang nối tiếp nhau: hang Xã Lộc Kỳ phía ngoài, và hang Cổng Trời phía trong, trổ ra sau núi.

Hà Tiên

Hang Cổng Trời ở bên trong…

Hà Tiên

… hang Xã Lộc Kỳ ở bên ngoài.

Đi tiếp một quãng ngắn, Lữ Phong gặp một cửa hang có cái tên gợi đầy tò mò: Trống Ngực. Hang này ở vị trí cao nhất trên núi Đá Dựng, y theo hướng dẫn đi vào cuối hang, leo lên một bệ đá có vẻ an toàn để ngồi và vỗ thử vào lồng ngực. Quả nhiên tiếng vọng từ các vách đá trong lòng hang dội lại “thùng thùng” như tiếng trống – thật là một trải nghiệm thú vị.

Hà Tiên

Hang Trống Ngực

Lữ Phong không thèm đếm số lượng hang nữa, vì y biết là mình bị hớ nặng với danh thắng này rồi, cũng may còn ông điện thoại đang đầy pin để mà chụp tạm.

Hà Tiên

Hang Khổ Qua

Tiếp đến là hang Khổ Qua, tương đối nông và thoáng đãng, nhưng các nhũ đá trong lòng hang lởm chởm với những hình thù kỳ dị, cuối hang là một khu vực khá bằng phẳng, như một tấm phản bằng đá.

Qua khỏi hang Khổ Qua một quãng, Lữ Phong gặp một cửa hang được đặt tên là “Hang số 7” – y thầm nhủ, như vậy tức là từ đây về điểm xuất phát còn có đến 6 hang nữa. Chưa kể số hang y đã đi qua phía sau núi, ôi chà, cái núi “bé bằng nắm tay” này thực sự không phải dạng vừa đâu, Lữ Phong đã bị trừng phạt khá nặng về cái tội chủ quan khinh địch hôm nay.

Hà Tiên

Hang số 7.

Lữ Phong tiếp tục gặp hang Thần Kim Quy – gần dưới đáy hang này có một khối nhũ đá trắng bên lối đi, quả thật nhìn nó giống một cái mai rùa khổng lồ.

Hà Tiên

Hang Thần Kim Quy

Qua khỏi hang Thần Kim Quy, Lữ Phong gặp Hang số 5 – nhỏ và khá nông – y thấy không ấn tượng lắm, nên ngắm một lượt rồi đi tiếp. Thêm một quãng, Lữ Phong gặp một ngã ba. Xuôi theo chiều y đang đi là về điểm xuất phát, còn rẽ trái dốc tuộc xuống, là đường đến hang Biệt Động”.

Hà Tiên

Hang Biệt Động.

Lữ Phong quyết không bỏ qua hang Biệt Động, thú vị thay, hang này được cho là nơi ở của chàng Thạch Sanh ngày xưa trong chuyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông. Hang thông thoáng và không sâu lắm, tượng Phật Di Lặc mới được đặt ở đây vào năm 2004.

Rời hang Biệt Động, trong lúc phì phò leo các bậc thang lên ngã ba ban nãy, Lữ Phong nhủ thầm: xin lỗi núi Đá Dựng nhé, tao đã đánh giá ban đầu về mày có phần quá chủ quan.

Hà Tiên

Hang Bồng Lai

Qua khỏi ngã ba, Lữ Phong gặp hang Bồng Lai – hang hẹp và thấp nhưng mở rộng xuống bên dưới và trần hang khá cao. Tiếp tục hành trình, Lữ Phong tự cười mình: may mà tự nhiên lại dở chứng đi ngược với mọi người, chứ nếu không, biết đâu qua khỏi hang Mẹ Sanh, đi đúng chiều thì sẽ gặp “cái hang cao cao” ngay sau đó và tới đó lại coi như đã đi xong cái mê động kỳ diệu này.

Hà Tiên

Đường lại xuyên vào lòng núi.

Lữ Phong vừa đi vừa nghĩ tới đó, con đường dẫn tới một hõm đá tương đối cao nhưng rất nông bên vách núi, có đặt tấm bia Tổ quốc ghi công với một danh sách các liệt sĩ. Con đường đi qua một hang sâu hút cạnh tấm bia, giống như khi nó xuyên qua hang Cổng Trời. Qua khỏi hành lang như cái ống đá xuyên qua núi ấy, không gian mở òa ra tại chính cái hang mà Lữ Phong cứ chờ đợi từ đầu.

Hà Tiên

Hang Dơi với vòm cửa hang cao lớn.

Hà Tiên

Hang Dơi với vòm cửa hang cao lớn.

Vòm hang cao nhọn, trong hang thoáng đãng với tượng Thế Âm Bồ Tát cao lớn dưới cội lá bồ đề được đặt giữa hang. Phía sau tượng Bồ Tát là một miệng hang nhỏ: Hang Dơi – với những bộ rễ cây đa bên ngoài rủ lòa xòa xuống một góc cửa hang.

Như vậy là Lữ Phong đã đi không nghỉ từ khi rời khỏi núi Pháo Đài ở nội thành, và bữa trưa cũng biến mất trong thời gian biểu của ngày hôm đó.

Bình San điệp thúy – thăm đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc

Sau khi ngồi nghỉ ngơi một chút, Lữ Phong leo lên con lừa sắt trở về trung tâm Hà Tiên, thăm núi Bình San.

– cảnh trí an nhàn nơi núi Bình San – một trong số mười cảnh đẹp ngày xưa được Mạc Thiên Tích xếp hạng, nay trở thành khu lăng mộ của dòng họ Mạc nổi tiếng đất Hà Tiên. Đền thờ họ Mạc cũng được dựng lên ngay chân núi.

Hà Tiên

Hồ sen phía trước đền thờ họ Mạc, dưới núi Bình San.

Phía trước đền thờ họ Mạc dưới chân núi Bình San có 2 cái hồ, được gọi là nhưng hiện chỉ có hồ đối diện đền thờ họ Mạc là còn trồng sen – tương truyền ngày xưa ông Mạc Cửu cho đào để lấy nước ngọt cho dân Hà Tiên sử dụng. Lữ Phong đẩy con lừa sắt vào một gốc cây ven hồ, khóa cổ nó lại đấy và vào viếng đền họ Mạc – Trung Nghĩa từ. Viếng đền xong, Lữ Phong theo cửa hông của khu đền đi sang khu lăng mộ họ Mạc trên sườn núi Bình San ngay sát bên.

Hà Tiên

Trục chính của khu lăng mộ họ Mạc trên núi Bình San

Thật đúng với cái tên núi Bình San mướt một màu xanh của cây rừng. Khu lăng mộ họ Mạc nằm trên sườn núi, bao gồm tổng cộng 60 ngôi mộ của gia tộc họ Mạc, trong đó mộ của Khai trấn Quốc công Mạc Cửu – người có công khai hoang gây dựng nên đất Hà Tiên – nằm ở vị trí cao nhất khu lăng mộ trên sườn núi, thẳng theo trục chính của khu lăng từ chân núi lên.

Hà Tiên

Mộ Khai trấn Quốc công Mạc Cửu (1655 – 1735)

Phía trái mộ Mạc Cửu, nhưng ở vị trí thấp hơn là mộ của Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tích – ngôi mộ có vị trí số 2 ở khu lăng mộ này. Mạc Thiên Tích là con trưởng của Khai trấn Quốc công Mạc Cửu.

Hà Tiên

Mộ Hà Tiên trấn Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tích

Phù Dung cổ tự và Sắc tứ Tam Bảo tự

Quanh khu vực núi Bình San có nhiều ngôi chùa, trong đó có chùa Tam Bảo – chùa Tiêu ngày xưa, được nhắc tới trong – một trong số Hà Tiên thập cảnh xưa. Tuy nhiên chùa Tam Bảo trải qua thời gian và chiến tranh, đã được xây dựng lại vào năm 1930, “chất” cổ đã mai một nhiều, nên tiện bước ra khỏi lăng mộ họ Mạc, Lữ Phong ghé luôn sang chùa Phù Dung trước.

Hà Tiên

Phù Dung cổ tự.

“Phù Dung cổ tự” này là ngôi chùa được xây từ năm 1846 trên nền cũ của Tao đàn Chiêu Anh Các, còn ngôi cổ tự thật sự đã bị quân Xiêm phá sập trong những năm 1833 – 1834 (thời điểm cuộc khởi loạn của Lê Văn Khôi)

Cách không xa chùa Phù Dung là chùa Tam Bảo. Ngôi chùa cổ được ban sắc tứ của triều Nguyễn ở Hà Tiên này, theo sử sách ghi lại, là do Mạc Cửu cho xây dựng để mẹ ông tu, bởi vì tận khi đã ở tuổi 80, vì nhớ con, bà đã từ Trung Hoa sang Hà Tiên với Mạc Cửu. Tuy nhiên sau đó là giai đoạn chiến tranh loạn lạc với Xiêm La, ngôi chùa bị phá hủy. Sau khi lên ngôi (1802) vua Gia Long lệnh xây lại chùa vào khoảng năm 1811 và ban sắc phong của vua, vì thế chùa có tên Sắc tứ Tam Bảo tự.

Hà Tiên

Tháp chùa Tam Bảo.

Chút vẻ đẹp của “Đông Hồ ấn nguyệt”

Đông Hồ, thực ra là phần phình ra của sông Giang Thành khi gặp kênh Rạch Giá – Hà Tiên trước khi đổ ra biển. Hai ngọn núi Tô Châu vẫn đứng cạnh nhau soi bóng Đông Hồ, nhưng có lẽ rằng với việc phát triển về xây dựng hiện nay, những nét đẹp thôn dã ngày xưa sẽ ngày càng bị mai một nhiều.

Hà Tiên

Mênh mông chiều Đông Hồ

Mặc dù người ta nói rằng đã mai một đi nhiều lắm, nhưng Lữ Phong tin rằng nó vẫn còn rất đẹp, chỉ một buổi chiều bình thường ngồi hóng gió Đông Hồ, xem ráng mây chiều ánh lên phía xa, có thể hình dung ra những thời khắc đẹp nhất của Đông Hồ sẽ lung linh đến thế nào.

Ghé Lộc Trĩ thôn cư, ngắm hoàng hôn trên biển

– cảnh đẹp ở xóm Mũi Nai (Lộc Trĩ) – may thay đến nay Hà Tiên vẫn còn giữ được, trong khi thắng cảnh đi cặp với nó đã không còn.

Ở Hà Tiên có một mỏm núi nhô ra ngoài biển, mà đi thuyền từ ngoài biển vào, nhìn có nét giống như đầu một con nai đang nằm hếch mõm ra biển, và cái tên Mũi Nai (Lộc Trĩ) ra đời như vậy.

Hà Tiên

Hoàng hôn biển Mũi Nai.

Ở mảnh đất địa đầu Tây Nam đất nước này, trời rất lâu tối, đã 18g30 nhưng xe cộ đi lại trên đường còn chưa cần thiết phải bật đèn. Lữ Phong tấp xe vào lề đường, ngồi trên bờ kè chắn sóng bằng bê tông, say sưa theo dõi măt trời từ từ xuống tắm biển. Đây là biển Tây, nên sẽ là nơi ngắm mặt trời lặn xuống biển – ngược với gần như mọi vị trí khác dọc duyên hải Việt Nam.

Hà Tiên

19g, những tia sáng cuối cùng của mặt trời mới tắt hẳn trên biển

Khi mặt trời đã lặn hẳn xuống biển, Lữ Phong trở về trung tâm thành phố, trả con lừa cũ kỹ. Vốn cũng định ta thán về nó mấy câu, rồi lại thôi vì dù sao nó cũng ì ạch chở y suốt ngày, mà… nó có kêu ca gì y đâu?

Y cuốc bộ ra khu chợ đêm, tấp vào một xe hàng ăn dạo bên bờ biển, gọi một tô bún cá ăn ngon lành, trở lại núi Pháo Đài nhâm nhi tách café muộn, ngắm cầu Tô Châu sặc sỡ đèn màu. Sau đó, xe trung chuyển đến hốt y về bến xe Hà Tiên lên chuyến xe cuối cùng trở về Sài Gòn.

Trước khi chìm vào giấc ngủ, Lữ Phong tự nhủ: Chờ nhé, Hà Tiên, sẽ còn quay lại nhiều.