Bảo tàng Y học cổ truyền – Nơi lưu giữ những giá trị nhân văn giữa lòng Sài Gòn

40

Có một câu nói của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mà mình rất yêu thích đó là “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng cho người ta, phải lo trước cái lo của người và vui sau cái vui của mình mà không cầu danh lợi, kể công". Nghề Y từ xưa đến nay luôn là một nghề cao quý và quan trọng trong xã hội, nhưng ít ai có cơ hội tìm hiểu sâu về lịch sử cũng như quá trình hình thành của nghề Y đức. Vì vậy, một bảo tàng tư nhân về Y học đã ra đời với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tôn vinh nền Y học cổ truyền Việt Nam. Bảo tàng có tên là nằm nép mình trên một con phố nhỏ giữa lòng Sài Thành.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam

Lịch sử ra đời của Fito – Bảo tàng Y học cổ truyền

Trong nhiều năm sưu tập với lòng đam mê của ông Lê Khắc Tâm, một người làm việc trong ngành dược phẩm, Bảo tàng đã được ra đời. Ông Tâm từ lúc còn trẻ với lòng nhiệt huyết, yêu nghề và gắn bó với ngành thuốc cổ truyền đã nhận thấy rằng đây không chỉ là nghề chữa bệnh mà còn chứa đựng rất nhiều những giá trị văn hóa của người Việt Nam, từ đó mà ông ấp ủ cho ra đời một bảo tàng về nghề y cổ truyền.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Quầy lễ tân thông tin của Bảo tàng

Fito được xây dựng năm 2003 và đưa vào sử dụng năm 2007 với quy mô 6 tầng, 18 phòng trên tổng diện tích 600m2. Bảo tàng được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ với vô số họa tiết tinh xảo. Những khung cửa nhà gỗ xưa đều được chuyển trực tiếp từ đồng bằng Bắc Bộ vào xây dựng, tạo nên một vẻ cổ kính và cực kỳ ấm cùng. Tại đây, Bảo tàng đã tái hiện lại hình ảnh, mô tả rõ nét hiện vật cũng như tranh khắc để người xem có thể hình dung được tất cả các hoạt động của các vị lương y, thái y xưa từ việc khám chữa bệnh, trị bệnh, bốc thuốc, sắc thuốc từ xa xưa đến nay.

Bảo tàng Y học cổ truyền có gì?

Ngay khi bước chân tới Fito, một dáng vẻ thanh bình gần gũi với người Việt là hình ảnh hai bụi tre được trồng ngay trước cửa bảo tàng lọt vào mắt du khách tham quan. Bước qua bậc cửa gỗ, một cảm giác hoài cổ ùa về khi mình đứng giữa ngôi nhà gỗ rường rộng lớn, uy nghiêm nhưng cũng rất nồng ấm bởi hương thảo mộc lan. Mùi hương thoang thoảng, hòa quyện vào tâm hồn khiến cho tâm người trở nên dễ chịu.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Kiến trúc độc đáo của Bảo tàng

Nội thất của Bảo Tàng được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ sơn nhũ vàng, tranh giả sơn son thếp vàng thời xưa cùng nhiều họa tiết. Một điều quan trọng làm nên giá trị của Fito là ở đây lưu giữ hơn 3000 hiện vật quý hiếm liên quan đến ngành y học cổ truyền Việt Nam từ thời đồ đá cho đến hiện tại. Trong đó có thể kể đến bộ sưu tập dao cầu, thuyền tán với tuổi đời 2500 năm dùng để tán thuốc, cắt thuốc.

Niên biểu lịch sử y học cổ truyền Việt Nam

Sau khi được phát tờ hướng dẫn tham quan, các bạn sẽ bước vào một căn phòng nhỏ để xem đoạn phim tư liệu dài 15 phút nói về lịch sử ra đời cũng như sự phát triển của ngành y dược Việt Nam.

Tiếp đó sau khi xem xong đoạn phim tư liệu, mình được hướng dẫn tham quan bắt đầu từ tầng 4 của Bảo tàng ngược xuống tầng 1. Mỗi tầng sẽ là một câu chuyện, một chủ đề khác nhau với rất nhiều kiến thức bổ ích.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Khu trưng bày sách cổ

Tại đây nếu ai cần nghiên cứu sâu về lịch sử nền y học cổ truyền thì Fito cung cấp cả một kho tàng sách Hán ngữ – Nôm đồ sộ với hơn 100.000 trang. Trong đó có nhiều cuốn sách quý như Y Tông tâm tĩnh hay Nam dược thần hiệu của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (28 tập, 66 quyển). Đây cũng được coi là bộ bách khoa toàn thư về y học cổ truyền Việt Nam. Từ đó các bạn sẽ thấy rằng nền y học của nước ta không hề thua kém các nước có nền y học phát triển rực rỡ như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…

Bàn thờ Y tổ

Trang trọng giữa nhà là bàn thờ hai vị tổ ngành y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, hai bên treo các bức hoành phi, câu đối bằng gỗ sơn son thếp vàng như bàn thờ tổ tiên của các gia đình khá giả xưa. Các lối cầu thang bộ được làm bằng một thứ gỗ đen tuyền. Cột, kèo, tay vịn cầu thang đều được chạm trổ tinh xảo, cả thang máy cũng được ốp gỗ và chạm khắc hoa văn tinh tế, được các thợ thủ công xây dựng trong 3 năm. Ở mỗi lầu, bảo tàng đều dành một khoảng không gian với cây xanh bóng mát, một số thảo mộc và được trang trí theo cách truyền thống riêng.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Bàn thờ 2 ông tổ ngành Y

Bàn thờ hai vị tổ ngành Y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong bảo tàng, hai bên là các bức hoành phi, câu đối bằng gỗ sơn son thếp vàng giống như những bàn thờ tổ tiên các gia đình khá giả xưa. Các lối cầu thang bộ được làm bằng gỗ đen tuyền, cột, kèo, tay vịn đều được chạm trổ tỉ mỉ. Bên tay trái là phòng trưng bày một số hiện vật đồ đá và đồ đồng có niên đại từ thời tiền sử liên quan đến y học cổ truyền. Bên phía tay phải là phòng Danh y Việt Nam trưng bày 15 bức tranh sơn son thếp vàng của 15 danh y và tác giả y học cổ truyền Việt Nam từ Thế kỷ XIII-XIX.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Những bức tranh về các vị Danh y nổi tiếng

Phía bên ngoài là khoảng không gian với cây xanh bóng mát và Tháp Chàm nhỏ mô phỏng cổng vào Y Miếu Thăng Long được xây dựng vào năm 1780 tại Thăng Long, Hà Nội. Y Miếu được xây theo hình vuông có hai lớp nhà ba gian hướng Đông Nam. Nhà được làm hai tầng mái tạo sự thoáng mát, bờ nóc đắp nổi đôi Rồng chầu Mặt Trời, hai trụ ngoài được đắp hình búp sen thể hiện tư tưởng thiền trong y học.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Kiến trúc mô phỏng theo Y Miếu Thăng Long

Di tích Y học cổ truyền Việt Nam

Tầng 3 và tầng 2 của Fito là nơi lưu giữ bộ sưu tập cân – giã thuốc như chày cối, cân ta, cân tây, ván gỗ, boà thuốc, triện gỗ dùng để in hóa đơn và toa thuốc. Những dụng cụ bằng đá này được người Việt cổ dùng để bào chế thuốc. Đối với những chiếc chày, cối bằng đồng thì thường được sử dụng trong các nhà thuốc và hãng bào chế dược phẩm thời Pháp thuốc, cùng với những chiếc cân tiểu ly dùng để cân dược liệu. Những dụng cụ này được các thương gia nước ngoài đưa vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVI. Đa dạng hơn còn có các bộ sưu tập ấm, siêu sắc thuốc được sưu tầm từ khắp cả nước.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Bộ sư tập cân, chày cối

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Các loại thuốc trong Đông Y

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Mô hình sắc thuốc

Ngoài ra, ông Tâm còn kỳ công thực hiện tác phẩm “Việt Nam Bách gia y” được chạm khắc bằng gỗ, tôn vinh những người có công đóng góp cho y học cổ truyền Việt Nam và tên tuổi của 100 vị danh y từ thế kỷ XII đến thế kỷ XX.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Phòng tranh trưng bày các loại cây thuốc

Độc đáo hơn, Fito còn có mô hình “Ngôi nhà thuốc nam” với rất nhiều vị thuốc nổi tiếng. Nhà thuốc Lục Hòa Đường (Chợ Lớn) khoảng thế kỷ XIX cũng được tái hiện chi tiết theo mô hình “tiệm thuốc bắc”. Ấn tượng nhất có lẽ là bức tranh xà cừ mô tả “Y học cổ truyền trong cuộc sống cộng đồng người Việt” cùng với phố thuốc bắc, chợ Bến Thành, kinh thành Huế và cuối cùng là Hồ Gươm. Bức tranh này đã được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Ngôi nhà thuốc nam

Phòng trưng bày hũ rượu thuốc

Ngâm rượu thuốc là một phương pháp bào chế thuốc đã có từ rất lâu đời. Từ ngàn xưa lưu truyền lại rằng cách ngâm rượu để đạt chất lượng cao nhất là ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm xuống đất.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Các loại bình ngâm rượu

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Phòng trưng bày rượu thuốc

Người xưa cho rằng rượu bổ có công hiệu hoạt huyết, điều chỉnh âm dương khí huyết. Loại rượu dùng để ngâm thường là rượu trắng được cất từ gạo, ngô, khoai…Theo Đông y, rượu thuốc có tác dụng dưỡng, bổ huyết, thông kinh lạc. Người Việt ưa dùng các hũ sành, sứ để ngâm rượu. Có những chóe rượu rất đẹp được trưng bày tại căn phòng này là chóe Gốm Hoa mai.

Mô hình Thái Y Viện

Nội thất của phòng 16 được trang trí theo phong cách cung đình, vì vậy tên gọi của phòng này là phòng “Thái Y Viện”. Đây là nơi chăm sóc sức khỏe cho vua chúa và hoàng tộc. Các bức tranh sơn son thếp vàng treo trên tường có chủ đề liên quan đến Y học cổ truyền, hái, trồng cây thuốc, bào chế, bắt mạch. Đáng chú ý nhất là bức tranh miêu tả phủ chúa Trịnh vào năm 1781 khi Hải Thượng Lãn Ông chữa bệnh cho chúa Trịnh Cán – Trịnh Sâm. Trong các tủ kính có trưng bày một số đồ quý hiếm dùng cho giới thượng lưu như các bộ ấm trà và chén ống thuốc.

Bảo tàng Y học cổ truyền Sài Gòn

Mô hình bốc thuốc ở Thái Y Viện

Một số lưu ý khi tham quan Bảo tàng

Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam thực sự là một nơi để các bạn tìm về những giá trị lịch sử, hiểu rõ hơn về ngành Y Việt Nam cũng như những yếu tố nhân văn cốt lõi mà nghề thuốc mang lại. Hãy cùng nhau đến Fito để trải nghiệm và cùng nhau lan tỏa những nét đẹp của nghề “cao quý” này các bạn nhé!