Những điểm đến nổi bật ở Mandalay – cố đô của Myanmar

56

Myanmar là xứ sở huyền bí rất có sức hút đối với du khách. Miền đất này được biết đến với hàng nghìn ngôi đền, chùa cổ kính mang kiến trúc tôn giáo đặc trưng giúp cho du khách khám phá những trang lịch sử huy hoàng của Phật giáo. Mandalay là thành phố lớn thứ hai ở Myanmar và từng là thủ đô của Myanmar dưới triều đại Mindon (1857). Thành phố hơn trăm năm tuổi cùng với những di tích lịch sử lâu đời này luôn là điểm hấp dẫn đặc biệt với mọi du khách khi tới Myanmar. Với nét nguyên sơ, cổ kính và niềm tin tâm linh sâu sắc, Mandalay chạm tới trái tim du khách bằng những cảm xúc bình yên và thuần khiết nhất.

Làng cổ Mingun và Phế tích chùa Mingun

Tới với Mandalay bạn sẽ thấy ngay ngôi làng cổ Mingun, một điểm đến đặc biệt thú vị với nhiều di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Myanmar. Nằm gần cố đô Mandalay nhưng ngôi làng lại không hề bị ảnh hưởng bởi những ồn ào, náo nhiệt mà vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị của một làng quê với bề dày lịch sử đáng tự hào. Làng cổ Mingun với khung cảnh thiên nhiên yên bình, thơ mộng, vẻ hồn hậu của các nhà sư, người dân thân thiện, hiền hòa mến khách đã níu chân bao du khách qua đây.

Làng cổ Mingun

Phế tích chùa Mingun xây bằng gạch đỏ còn dang dở

Điểm đến nổi bật ở làng Mingun là phế tích chùa Mingun xây bằng gạch đỏ còn dang dở, một công trình tuyệt đẹp và hoành tráng do vua Bodao Paye xây dựng với tham vọng rất lớn về một ngôi chùa khổng lồ có một không hai trên thế giới. Ngôi chùa được khởi công vào năm 1790 và dự kiến xây cao tới hơn trăm mét nhưng sau đó đã bị tạm dừng vì nhiều lý do, trong đó có lời tiên tri được báo trước: nếu bảo tháp hoàn thiện, vua Bodao Paye sẽ chết. Và trên thực tế, ngôi chùa đã mãi mãi bị dang dở sau khi nhà vua qua đời. Vào năm 1838, một trận động đất lớn đã khiến ngôi chùa bị hư hỏng nhiều phần và gây ra những vết nứt lớn. Nhưng cũng chính nhờ sự dang dở tự nhiên mà ngôi chùa đến nay lại có một sức hút rất lớn với những du khách ham khám phá và tìm hiểu về các chứng tích lịch sử. Ngày nay sau bao biến cố và tàn phá của thời gian ngôi chùa vẫn nằm đó uy nghi trong niềm kiêu hãnh, trong sự hoang phế như ngầm kể một câu chuyện của riêng mình.

Làng cổ Mingun

Ngôi chùa vẫn nằm đó uy nghi trong niềm kiêu hãnh

địa điểm du lịch Mandalay

Ngôi chùa vẫn nằm đó uy nghi trong niềm kiêu hãnh

Chiếc chuông lớn nhất thế giới cách chùa Mingun không xa được đúc riêng cho chùa nhưng chưa từng được sử dụng vì theo dự định ban đầu là được đặt trên tháp của chùa Mingun.

địa điểm du lịch Mandalay

Chuôngkhổng lồ Mingun là một chiếc chuôn gđồng nặng 90 tấn

Chùa trắng Hsinbyume ở làng cổ Mingun

Điểm đến tiếp theo trên hành trình khám phá làng cổ Mingun là ngôi chùa Hsinbyume với sắc trắng và nét kiến trúc độc đáo tuyệt đẹp. Hsinbyume nằm tại bờ tây của sông Irrawaddy, cách trung tâm Mandalay khoảng 10 km.

Chùa Hsinbyume

Ngôi chùa Hsinbyume với sắc trắng và nét kiến trúc độc đáo

Chùa Hsinbyume gây choáng ngợp với màu trắng muốt tươi sáng và lối kiến trúc đầy tinh tế. Những chi tiết hoa văn tinh xảo và từng đường nét được tạo dựng tỉ mỉ và sắc sảo càng làm tăng thêm vẻ đẹp hiếm có của một công trình kiến trúc đặc biệt.

Chùa Hsinbyume

Hsinbyume nằm tại bờ tây của sông Irrawaddy

Ngôi chùa Hsinbyume vốn là một điểm đến tâm linh nổi tiếng và quan trọng đối với người dân Myanmar và những tín đồ Phật giáo. Đây là công trình tưởng niệm hoàng hậu Hsinbyume, người vợ quá cố của vua Bagyidaw. Năm 1816, ngài đã cho xây dựng ngôi chùa mang một màu trắng không tì vết và đặt tên nó theo tên người vợ của mình để mãi tưởng nhớ nàng trong tình yêu vĩnh cửu.

địa điểm du lịch Mandalay

Một chú tiểu dạo chơi chùa Hsinbyume

Chùa Hsinbyume được thiết kế và xây dựng với quy mô khá ấn tượng với một màu trắng tinh khôi và tươi sáng cực kỳ thu hút. Ngôi chùa này được xây dựng dựa trên ngôi đền Sulamani ở núi Meru trong thần thoại Phật giáo với những đường sóng trắng uốn lượn nhấp nhô biểu trưng cho dáng vẻ của các ngọn núi điệp trùng, tạo nên một kiến trúc đặc biệt khác lạ so với nhiều ngôi chùa cổ kính tại Mandalay. Đây cũng chính là điểm nhấn khiến ngôi chùa trở nên đặc biệt thu hút.

Chùa Hsinbyume

Ngôi chùa với những đường sóng trắng uốn lượn nhấp nhô

Myanmar thường nắng nóng vào ban ngày nên thời điểm đẹp nhất để ghé thăm chùa Hsinbyume là vào sáng sớm hoặc chiều tà. Khi ấy, trời không quá nóng và cảnh sắc cũng như ánh sáng lý tưởng nhất để cho ra những bức ảnh đẹp như thể bạn đang ở một miền cổ tích huyền ảo và nên thơ.

Chùa Hsinbyume

Từng lối đi, mái vòm, họa tiết… đều được tạo dựng tỉ mỉ và sắc sảo

Chùa Hsinbyume

Từng lối đi, mái vòm, họa tiết… đều được tạo dựng tỉ mỉ và sắc sảo

địa điểm du lịch Mandalay

Từng lối đi, mái vòm, họa tiết… đều được tạo dựng tỉ mỉ và sắc sảo

Vào năm 1836, ngôi chùa đã từng bị ảnh hưởng do một trận động đất nhưng đã được trùng tu lại với sự bảo toàn kiến trúc ban đầu và Hsinbyume đã trường tồn như thế đến tận ngày nay. Hsinbyume không chỉ cuốn hút bởi lối kiến trúc lộng lẫy như rực sáng cả một vùng mà còn mang trong mình một bề dày lịch sử cũng như thể hiện nét văn hóa, bản sắc dân tộc của xứ Myanmar.

Chùa Mahamuni

Điểm đến tiếp theo, chùa Mahamuni là một địa điểm hành hương nổi tiếng ở Mandalay, là một trong ba điểm hành hương quan trọng nhất của các phật tử tại Myanmar. Nơi đây có một bức tượng diễn tả chân thực nhất gương mặt của Đức Phật Thích Ca khi ngài còn hiện diện ở trần thế. Bức tượng Phật ngồi cao khoảng 4m được dát vàng và trang trí bằng đá quý được người dân cả nước tôn kính. Theo truyền thuyết kể lại, nhân khi Đức Phật đến nơi này, nhà vua đã cho đúc một bức tượng Phật bằng kim loại để phụng thờ. Sau khi bức tượng được đúc xong, Đức Phật đã thổi hơi thở vào nó, và bức tượng trở nên giống hệt như Đức Phật.

Chùa Mahamuni

Chùa Mahamuni là một địa điểm hành hương nổi tiếng ở Mandalay

địa điểm du lịch Mandalay

Các nhà sư đang dát vàng cho tượng Phật

Cầu U bein

Cách trung tâm Mandalay khoảng 12km là cây cầu U Bein nối liền hai bờ sông Taungthama. U Bein là cây cầu gỗ tếch lâu đời nhất và dài nhất trên thế giới với những nhịp gỗ chắc chắn và tay vịn vững vàng cùng hàng ngàn miếng ván gỗ lát mặt sàn với tổng chiều dài khoảng 1,2km.Từ trên cầu ngắm cảnh bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp. Đây cũng là một trong 12 điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất trên thế giới.

Cầu U Bein

U Bein là cây cầu gỗ tếch lâu đời nhất và dài nhất trên thế giới

Cầu U Bein

U Bein là cây cầu gỗ tếch lâu đời nhất và dài nhất trên thế giới

Cầu U bein tạo thành một đường cong mềm mại trên hồ, dáng cầu và bầu trời in hình trên mặt nước như tranh vẽ. Vào buổi chạng vạng các nhà sư mặc áo cà sa nâu đỏ tản bước chầm chậm qua cầu hoặc ngồi hai bên thành cầu ngắm cảnh, tạo nên khung cảnh thân thuộc và gần gũi vô cùng. Mặt trời lặn trên hồ nước Taungthama làm cho khung cảnh hoàng hôn trên cầu U Bein thật đẹp.

địa điểm du lịch Mandalay

Cây cầu là một phần trong đời sống hàng ngày của người dân nơi đây

địa điểm du lịch Mandalay

Cây cầu là một phần trong đời sống hàng ngày của người dân nơi đây

Hoàng hôn trên cầu U bein quả là một trong những khung cảnh thơ mộng nhất tại thành phố Mandalay. Bóng chiều dần buông, từ cây cầu ngắm con sông Taungthaman như một tấm thảm dệt bằng nắng vàng trải dài bao phủ cả mặt hồ sóng sánh. Hai bên hồ là những ngôi chùa và làng mạc nên các nhà sư và người dân qua lại trên cầu tấp nập. Mọi người đều thích thú với việc ngồi trên cầu ngắm khung cảnh hoàng hôn biến đổi liên tục vô cùng đẹp mắt. Mặt trời, bóng cầu, cùng dòng người qua lại in xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh nên thơ. Ngắm hoàng hôn ở đây rồi bạn sẽ hiểu vì sao cầu U bein đã trở thành biểu tượng du lịch của vùng đất cố đô Mandalay và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

địa điểm du lịch Mandalay

Cầu U bein đã trở thành biểu tượng du lịch của vùng đất cố đô Mandalay

địa điểm du lịch Mandalay

Cầu U bein đã trở thành biểu tượng du lịch của vùng đất cố đô Mandalay

Ngay gần cầu Ubein chúng tôi gặp một ngôi làng với những tấm vải sặc sỡ đủ màu, đó là làng nghề dệt vải truyền thống. Người thợ dệt sau khi nhuộm tơ, cuộn thành từng cuộn sẽ đem tơ phơi trên các thanh gỗ. Từng cụm sợi lấp lánh dưới nắng và nhìn từ xa giống như những mảng màu rực rỡ của một bức tranh vô cùng đẹp mắt. Trên đường làng hoặc dưới các tán cây các cô gái mặc trang phục nhiều màu sắc vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ làm cho khung cảnh càng thêm vẻ tươi tắn sinh động.

địa điểm du lịch Mandalay

Làng dệt vải bên cạnh cầu Ubein

địa điểm du lịch Mandalay

Làng dệt vải bên cạnh cầu Ubein

địa điểm du lịch Mandalay

Làng dệt vải bên cạnh cầu Ubein

Lễ Shin Pyu ở Mandalay

Ở Mandalay, tình cờ chúng tôi được tận mắt chứng kiến một đám rước trong ngày lễ Shin Pyu còn gọi là lễ xuất gia báo hiếu hay lễ trưởng thành cho trẻ em. Nghi lễ diễn ra trên đường phố với rất nhiều người tham dự và nhiều nghi thức độc đáo.

Lễ Shin Pyu

Đám rước trong ngày lễ Shin Pyu

Đối với phần đông người dân ở Myanmar, đặc biệt là nam giới, lễ Shin Pyu luôn được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong đời với ý nghĩa là xuất gia gieo duyên hay xuất gia làm tiểu Sa di trong một thời gian ngắn. Theo truyền thống từ xa xưa, người Myanmar tin rằng trẻ em từ 5 tới 16 tuổi là có thể lên chùa đi tu trong một thời gian để tạo thiện nghiệp lớn cho gia đình và là cách để báo hiếu cho cha mẹ.

Thời gian tu không bắt buộc có thể là vài ngày, vài tháng hoặc một năm. Trong thời gian xuất gia trẻ được sống trong chùa, học chữ Miến, kinh Phật và các kiến thức Phật giáo. Các tiểu Sa di tập sống cuộc đời không tài sản, mặc đồ nhà Phật, đầu để trần chân đi đất và mang bát khất thực vào mỗi sáng.

Người ta cho các trẻ em thực hiện xuất gia ngồi lên những chú ngựa trang trí vô cùng sặc sỡ và che lọng sau đó đoàn diễu hành đi vòng quanh làng để mọi người cùng chiêm ngưỡng và thể hiện sự tán thưởng. Cuối cùng, đoàn diễu hành sẽ dừng chân tại ngôi chùa nơi đứa trẻ xuất gia.Theo người dân địa phương, nghi lễ này bắt nguồn từ việc Phật Thích Ca xuất gia khi xưa. Vì vậy, trẻ nhỏ khi xuất gia cũng được trang điểm và mặc quần áo đẹp như những hoàng tử thực thụ.

địa điểm du lịch Mandalay

Đoàn diễu hành trong nghi lễ Shin Pyu

địa điểm du lịch Mandalay

Đoàn diễu hành trong nghi lễ Shin Pyu

địa điểm du lịch Mandalay

Đoàn diễu hành trong nghi lễ Shin Pyu

Nghi lễ Shin Pyu trước đây thường được tổ chức vào tháng 3 – 4 khi mùa vụ kết thúc. Ngày nay do nghi lễ này nhận được rất nhiều sự quan tâm nên đã được diễn ra quanh năm và trở thành điểm nhấn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây quả là một trải nghiệm thú vị và mới mẻ đối với du khách lần đầu đến với Myanmar.