Nếu so với Sài Gòn một thành phố trẻ sôi nổi vào náo nhiệt, Hà Nội nghìn năm văn hiến, thì Tây Ninh là vùng đất giáp biên giới Cambodia, được biết đến với nhiều công trình tôn giáo nổi tiếng, một vùng đất linh thiêng và an lành.
Ở Tây Ninh, núi Bà Đen là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Tây Ninh. Nhưng với tụi mình Tây Ninh không chỉ có núi Bà, chuyến đi này sẽ là hành nối tiếp câu chuyện du lịch tâm linh cho những ai muốn tìm hiểu những công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo, cảm nhận tiếng nói của văn hóa tín ngưỡng đối với đời sống và con người nơi đây. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa trăm tuổi quê mình nhé!
Một góc nhìn trên cao về hướng Thiền Lâm Cổ Tự
Tổng thể khuôn viên chùa Thiền Lâm
Con đường rẽ vào chùa nằm giữa những cánh đồng lúa mênh mông
Thiền Lâm cổ tự tọa lạc tại Long Thành Trung, Hòa Thành, Tây Ninh. Cách trung tâm thành phố Tây Ninh tầm 6km, trên quốc lộ 22b. Bạn cần chú ý quan sát khi di chuyển từ hướng Tây Ninh – Sài Gòn, nhìn phía bên phải sẽ thấy một cái cổng lớn ghi tên chùa bằng chữ Hán, rẽ vào bên trong cổng chào, đi một đoạn ngắn khoảng 250m nữa bạn sẽ đến chùa.
Cổng Chùa Thiền Lâm nhìn từ phía trong
Một người bạn mới giúp tụi mình tìm thấy nhiều góc ảnh tuyệt vời hơn cho hành trình
Ngôi chùa này được xây dựng trên nền đất có diện tích gần 6.000m2, được bao bọc xung quanh bởi những cánh đồng lúa mênh mông rộng lớn. Là không gian mang đến bình an, một ngôi chùa cổ thanh tịnh sở hữu tượng Phật Quan Thế Âm lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Chùa Gò Kén Tây Ninh là điểm dừng chân của rất nhiều du khách cũng như phật tử tìm kiếm những góc an yên và thanh tịnh
Chùa Gò Kén đặc biệt nổi tiếng với nhiều bức tượng phật khổng lồ được nhiều du khách thăm viếng. Điểm nhấn nổi bật là bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ngự long cao hơn 30m nằm giữa hồ sen, cũng chính là bức tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Đông Nam Bộ.
Bức tượng Bồ Tát Quán Thế m ngự long
Lối vào không gian bên trong tượng Phật Bà Quan Âm
Lịch sử
Chùa Thiền Lâm hay thường được người dân quê tôi gọi là chùa Gò Kén, một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất và có tuổi đời hơn trăm năm ở Tây Ninh. Vào năm 1904,
Thiền Lâm cổ tự này được hòa thượng Thích Trí Lượng – trụ trì chùa Gò Kén khởi công xây dựng. Lúc bấy giờ, chùa được dựng bởi những vật liệu thô sơ như tre và nứa.
Được dựng nên từ khu đất có địa hình khá cao so với khu vực, quanh chùa mọc nhiều những dây kén. Loài thực vật dây leo, quả có vị chua ngọt khi chín đỏ là đặc trưng của vùng thuở xưa. Theo thời gian loài cây này dần mất đi, nhưng tên gọi quen thuộc chùa Gò Kén vẫn tồn tại với người dân địa phương mỗi khi nhắc đến cổ tự .
Năm 1925, hòa thượng Thích Từ Phong cùng các phật tử trùng tu và xây dựng lại chùa khang trang hơn. Bởi sự tàn phá của chiến tranh, và xuống cấp theo thời gian chùa Gò Kén được trùng tu lần 2 vào năm 1970.
Tháng 7/2007, Đại đức Thích Thiện Nghĩa được bổ nhiệm giữ chức trụ trì chùa, ông cùng các tín đồ phật giáo quyên góp xây dựng và trùng tu chùa trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách khi đến với Tây Ninh. Đồng thời hoàn thiện các hạng mục công trình như giảng đường Phật học, hướng tới mục tiêu đưa chùa Gò Kén trở thành trung tâm Phật Giáo của Tây Ninh
Kiến trúc
Tồn tại lâu đời nhất trên vùng đất thiêng giáp biên giới Việt Nam, chùa Gò Kén là ngôi chùa cổ Quần thể kiến trúc chùa là sự kết hợp hai nền văn hóa Đông và Tây, giữa cổ kính và hiện đại.
Sự kết hợp văn hóa kiến trúc
Cổ kính và hiện đại
Bảo Tháp Xá Lợi 9 tầng đang xây dựng
Hồ cảnh quan dưới chân tượng Bồ Tát ngự long
Vườn mô phỏng Lâm Tỳ Ni
Bên cạnh đó, cổ tự là không gian lưu giữ nhiều công trình có giá trị tôn giáo như: tượng Phật nhập Niết bàn dài 25m, tượng Thích Ca Mâu Ni thiền dưới tán bồ đề, Bảo Tháp Xá Lợi cao 9 tầng, vườn mô phỏng Lâm Tỳ Ni, điện thờ Phật Di Lặc,…
Vườn Lâm Tỳ Ni
Góc ảnh nhìn về vườn Lâm Tỳ Ni
Một chú mèo gác vườn vươn mình nhìn đoàn người đi viếng cổ tự
Tượng Phật nhập Niết bàn dài 25m
Một số lễ hội đặc trưng
Đây là ngày lễ được tổ chức vào hai ngày rằm tháng 7 âm lịch tại chùa Gò Kén, để mọi người đến viếng chùa cầu bình an cho gia đình . Dưới ánh sáng lung linh, mỗi một tâm hồn lại mang ước nguyện của mình gửi gắm vào những chiếc đèn hoa đăng cầu mong sự an yên, niềm vui và sức khỏe cho gia đình dưới niềm tin nơi Đức Phật .
Vào ngày lễ vía Quan Thế Âm không gian chùa trở nên lung linh, huyền ảo. Góp nhặt nhiều đốm sáng nhỏ từ những chiếc đèn màu sắc, mặt nước được phủ trên mình những lớp ánh sáng kỳ ảo.
Là dịp mà những hoạt động thiện nguyện được chùa tổ chức quyên góp nhằm giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, xây trường học, tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho dân địa phương. Đây cũng là dịp thu hút sự góp mặt của nhiều tấm lòng hảo tâm đến với Tây Ninh, tham gia những hoạt động ý nghĩa vì cộng đồng. Thắp sáng hoa đăng đồng thời là hoạt động tôn vinh giá trị tinh thần trong văn hóa tín ngưỡng địa phương.
Nếu có dịp đến với Tây Ninh viếng thăm ngôi chùa trăm tuổi này vào rằm tháng 7, bạn sẽ cơ hội thưởng thức gian hàng buffet chay miễn phí với đủ món ngon từ: các món mặn, trái cây, bánh ngọt, chè,…..
Lưu ý:
Vùng đất Phật với nhiều hoạt động thiện nguyện tạo nên những phúc lành, mang đến niềm tin trong cuộc sống người dân địa phương. Chùa Gò Kén là nơi thu hút nhiều tâm hồn tìm đến nơi có vẻ đẹp bình yên. Là không gian chiêm ngưỡng nhiều công trình tượng Phật với kích thước khổng lồ. Một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch tâm linh tại Tây Ninh.
Nếu lịch trình tìm về núi Bà Đen còn những khoảng trống, hãy thử lấp đầy lịch trình bằng việc viếng thăm ngôi cổ tự trăm năm này bạn nhé!