Chuyến đi ngược dòng về quá khứ trên mảnh đất Cần Thơ

30

Vẻ đẹp của lịch sử là một điều mà mình luôn trân trọng trên những con đường mà mình đi qua, hễ có điểm tham quan di tích nào thì mình cũng dành một khoảng thời gian để tham quan không gian nơi đó. Với mình khi đến một vùng đất mới là một hành trình trải nghiệm, tìm hiểu và vui chơi; bởi khi hiểu về nơi bạn đến bạn sẽ thêm yêu và nhớ vùng đất đó mỗi khi nhắc đến chứ không chỉ đơn thuần là check-in để có những tấm ảnh đẹp.

Một chuyến đi Cần Thơ người ta hay trải nghiệm ở Bến Ninh Kiều, đi chợ nổi Cái Răng, về Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam hay làng du lịch Mỹ Khánh nhưng bạn có biết các điểm đến những nẻo về nguồn cội đặc biệt của thành phố Cần Thơ chưa? Nếu chưa biết hãy trải nghiệm một phần của điều đặc biệt đó, ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ tại bài viết này.

go and share ngược dòng quá khứ ở cần thơ

Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ

Khu di tích Giàn Gừa

Khu di tích Giàn Gừa điểm đến di tích thiên nhiên độc đáo nhất và đẹp nhất của thành phố Cần Thơ. Điểm đến này có lẽ ít ai biết đến bởi nó không có những điều rực rỡ mà du khách hay mong đợi! Ở di tích này chỉ có thiên nhiên và sự bình yên mà thôi.

Cổng chào di tích Giàn Gừa ngoài lộ chính, từ đây đi vào di tích chính khoảng 1,5km

Cổng chào di tích Giàn Gừa ngoài lộ chính, từ đây đi vào di tích chính khoảng 1,5km

Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ, nhiều câu chuyện kể truyền tai nhau thì khu giàn gừa nay đã có từ thời khai hoang mở cõi phương Nam, nơi trú ngụ linh thiêng của bà Thượng Động Cố Hỉ; bà phù trợ người dân nơi đây định cư, lạc nghiệp và họ lập miếu thờ từ xưa đến nay. Cùng như vào ngày 28 tháng 2 hằng năm người ta đều làm lễ giỗ cho bà; nhầm mong ước sự gia hộ mãi trường tồn.

Mãi đến sau này sau Pháp thì đến Mỹ tràn vào Nam bộ khu Giàn Gừa phát huy lợi thế của chính mình. Đó là địa hình cây cối um tùm, ven sông lại là vùng ven của bộ phận quản lý quân ngoại xâm ở trung tâm đầu não Tây Nam Bộ; khu Giàn Gừa trở thành nơi trú ngụ, cất giấu, tiếp tế và đề ra chiến lược tác chiến của quân đội miền Nam Việt Nam, đợi đến ngày chín mùi để làm nên cuộc tổng tiến công lịch sử năm Mậu Thân (1968) ở khắp các đô thị miền Nam mà Cần Thơ là đô thị trọng điểm của vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long. Và trận huy tụ quân đội cuối cùng tại di tích Giàn Gừa là sự chuẩn bị cho trận đánh giải phóng Cần Thơ vào tháng 4 năm 1975.

Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ - Khu di tích Giàn Gừa

Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ – Khu di tích Giàn Gừa

Vào tháng 4 năm 2013 nơi này được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố và tháng 6 năm 2013 cây gừa cổ thụ hơn 100 năm tuổi nơi đây được công nhận là cây di sản; vừa là thực vật mang vôn gen quý vừa mang ý nghĩa lịch sử đồng hành của vùng đất Cần Thơ.

khu di tích giàn gừa
khu di tích giàn gừa

Hiện nay, khu di tích Giàn Gừa còn khoảng 2700m2, cao khoảng 12m là điểm tham quan di tích được nhiều người dân địa phương biết đến nhưng với du lịch thì nơi đây thường không được nhắc đến. Tuy nhiên với một tâm thế yêu thiên nhiên, thích nhìn ngắm những điều diệu kỳ của cây cối chắc hẳn nơi di tích này là một điều đặc biệt để bạn trải nghiệm.

Hệ thống thân leo khổng lồ đan xen vào nhau độc đáo và đẹp mắt

Hệ thống thân leo khổng lồ đan xen vào nhau độc đáo và đẹp mắt

Hệ thống thân leo khổng lồ đan xen vào nhau độc đáo và đẹp mắt
Hệ thống thân leo khổng lồ đan xen vào nhau độc đáo và đẹp mắt
Sự diệu kỳ của khu rừng cây trải qua trăm năm sinh trưởng

Sự diệu kỳ của khu rừng cây trải qua trăm năm sinh trưởng

Vị trí: Khu di tích Giàn Gừa xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, nơi đây cách khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10km.

Di tích Khám lớn Cần Thơ – Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ

Di tích Khám lớn Cần Thơ có lẽ là nơi xúc động nhất trong hành trình du lịch về nguồn, ngược dòng qua khứ ở Cần Thơ. Khu di tích đem lại cho người tham quan một chút gì đó cảm giác u ám, chút lạnh rờn rợn của không gian cầm tù năm xưa.

Khám lớn Cần Thơ

Khám lớn Cần Thơ được dựng vào năm 1886 sau khi hạt Cần Thơ được thành lập, nhầm giam giữ các tù chính trị Việt Nam tại đây. Ngày ấy Khám lớn Cần Thơ có tên tiếng Pháp là Prison Provinciale (Nhà tù binh) đến nay dòng tên ấy vẫn còn được khắc chặt trên cánh cổng đi vào.

Cổng chính khu di tích Khám lớn Cần Thơ - Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ

Cổng chính khu di tích Khám lớn Cần Thơ – Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ

Khám lớn Cần Thơ nằm đối lập với khu tỉnh trưởng xưa, kết cao tường cao, rào kẽm, dây thép gai, người tu binh được nhốt trong phòng tập thể, thậm chí là khu biệt giam để tra tấn…khó lòng mà thoát được ra ngoài.

Hệ thống hành lang rộng, tường rào cao và kẽm gai để  tù bình không thể trốn ra ngoài

Hệ thống hành lang rộng, tường rào cao và kẽm gai để tù bình không thể trốn ra ngoài

khám lớn cần thơ
khám lớn cần thơ
khám lớn cần thơ
Khu nhà giam tập thể

Khu nhà giam tập thể

Các khu phòng biệt giam hành hạ dã man người lính tù
Các khu phòng biệt giam hành hạ dã man người lính tù
Các khu phòng biệt giam hành hạ dã man người lính tù

Các khu phòng biệt giam hành hạ dã man người lính tù

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 nơi đây được đổi tên thành Trung tâm Cải huấn. Đến ngày 28 tháng 6 năm 1996 nơi đây được công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia.

Đến tham quan Khám lớn Cần Thơ là thấy ngay không gian của những ngày xưa còn động lại, vẫn ám mùi rêu phong và sự u tịch. Kèm với đó là không gian tái hiện về địa ngục trần gian khi xưa; đem lại một cảm giác ớn lạnh cho người xem.

Ngôi nhà ở trung tâm nay là chùa để thờ tự các anh linh chiến sĩ

Ngôi nhà ở trung tâm nay là chùa để thờ tự các anh linh chiến sĩ

Góc bên trái ảnh là nhà giam nữ tù binh

Góc bên trái ảnh là nhà giam nữ tù binh

Góc bên phải ảnh là nhà giam dành cho nam tù binh

Góc bên phải ảnh là nhà giam dành cho nam tù binh

Phía sau khu nhà lớn là phòng trưng bày các kỷ vật, biểu ngữ, khẩu hiệu đấu tranh cũng như các đồ dùng tra tấn các tù binh khi xưa. Ở gian phòng trưng bày này bạn cũng sẽ hiểu hơn một phần nào đó về những con người khi xưa với một điều mà mình cảm nhận khi được tham quan nơi này “nhà tù chỉ có thể giam giữ thể xác, không thể nào giam giữ ý chí, sự kiên trì và ‘tình yêu’ nồng cháy của những người chiến sĩ yêu nước”.

Các di vật của tù binh năm xưa
Các di vật của tù binh năm xưa

Các di vật của tù binh năm xưa

Các di vật của tù binh năm xưa
Các di vật của tù binh năm xưa
Những sản phẩm thủ công tinh xảo mà người tù binh năm xưa đã làm, không chỉ đẹp, tỉ mỉ mà còn khắc ghi lên đó những lời tâm tình tha thiết, những ý chí kiên cường 

Những sản phẩm thủ công tinh xảo mà người tù binh năm xưa đã làm, không chỉ đẹp, tỉ mỉ mà còn khắc ghi lên đó những lời tâm tình tha thiết, những ý chí kiên cường

Hệ thống bếp lò được người tù xưa chế tạo và lén dùng trong phòng giam khi xưa

Hệ thống bếp lò được người tù xưa chế tạo và lén dùng trong phòng giam khi xưa

Dụng cụ mà quân giặc dùng để tra tấn người tù binh Việt Nam

Dụng cụ mà quân giặc dùng để tra tấn người tù binh Việt Nam

Khám lớn Cần Thơ là một di tích ít ai biết đến khi đến với du lịch Cần Thơ, khi có dịp về đây thì hãy nhớ tham quan để thấy nơi đây không chỉ đẹp mà còn có những di tích để chúng ta tham quan, để hiểu về một quá trình đấu tranh kiên cường, để có được vùng đất Cần Thơ phát triển tươi đẹp như ngày nay cũng như ngược về quá khứ ở Cần Thơ để hiểu thêm lịch sử hào hùng, xương máu của bao con người nơi đây.

Tình cờ thấy được ba chở con gái vào đây tham quan

Tình cờ thấy được ba chở con gái vào đây tham quan

Vị trí di tích Khám Lớn Cần Thơ nằm tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Cách khu vực Bến Ninh Kiều khoảng 200m.

Khu di tích Khám lớn Cần Thơ mở cửa tham quan miễn phí từ thứ 2 đến thứ 6. Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ.

Đền Thờ Vua Hùng

Một điểm đến khác trong hành trình ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ. Đền thờ Vua Hùng ở vùng đất Cần Thơ là điểm về nguồn mới nhất, cũng là điểm du lịch tâm linh mới nhất trên vùng đất cửa ngõ Tây Nam Bộ. Đền được xem là đại công trình hướng về cội nguồn Quốc tổ Vua Hùng lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đền Thờ Vua Hùng 
Đền Thờ Vua Hùng 

Công trình được hoàn thành vào 6 tháng 4 năm 2022 trên khu đất 39000m2. Là nơi tham quan tâm linh cũng là điểm chụp ảnh nổi bật nhất đối với du lịch Cần Thơ hiện nay. Bên ngoài nổi bật với cổng chào lấy ý tưởng từ hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp ánh sáng làm điểm nhấn.

Cổng chào Đền thờ Vua Hùng - Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ
Cổng chào Đền thờ Vua Hùng - Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ

Cổng chào Đền thờ Vua Hùng – Ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ

Đi tiếp vào trong là nghi môn, nhà bia, hồ bán nguyệt, đền chính và bên dưới là phòng trưng bày hiện vật. Mỗi một công trình mang ý nghĩa riêng biệt về hình ảnh đất nước, con người, chủ quyển và nguồn cội của dân tộc Việt Nam.

Nghi môn

Nghi môn

Nhà bia

Nhà bia

Lối vào đền chính

Lối vào đền chính

Không gian bên ngoài đền thờ chính

Không gian bên ngoài đền thờ chính

Hệ thống hồ nước hình bán nguyệt, trên hồ cắm 54 trụ tròn tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
Hệ thống hồ nước hình bán nguyệt, trên hồ cắm 54 trụ tròn tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam

Hệ thống hồ nước hình bán nguyệt, trên hồ cắm 54 trụ tròn tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam

Tầng trưng bày bên dưới đền thờ chính

Tầng trưng bày bên dưới đền thờ chính

Hệ thống 12 trồng đồng Đông Sơn và bộ trống ngũ âm của đồng bào Khmer
Hệ thống 12 trồng đồng Đông Sơn và bộ trống ngũ âm của đồng bào Khmer
Hệ thống 12 trồng đồng Đông Sơn và bộ trống ngũ âm của đồng bào Khmer

Hệ thống 12 trồng đồng Đông Sơn và bộ trống ngũ âm của đồng bào Khmer

Cổ vật đất nung được tìm thấy ở thời kỳ Đông Sơn

Cổ vật đất nung được tìm thấy ở thời kỳ Đông Sơn

Một số sách nghiên cứu về thời đại Hùng Vương và văn hóa Đông Sơn

Một số sách nghiên cứu về thời đại Hùng Vương và văn hóa Đông Sơn

Đồng phục áo dài dùng cho các buổi lễ quan trọng của cán bộ lãnh đạo tỉnh Cần Thơ

Đồng phục áo dài dùng cho các buổi lễ quan trọng của cán bộ lãnh đạo tỉnh Cần Thơ

Các quy định cụ thể du khách cần thực hiện khi đến tham quan Đền thờ Vua Hùng

Các quy định cụ thể du khách cần thực hiện khi đến tham quan Đền thờ Vua Hùng

Vị trí Đền thờ Vua Hùng nằm tại đường Võ Văn Kiệt, phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nơi đây cách khu vực Bến Ninh Kiều khoảng 7km.

Đền thờ Vua Hùng mở cửa tham quan miễn phí từ thứ 2 đến chủ nhật. Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.

Hành trình về du lịch về nguồn, ngược dòng quá khứ ở Cần Thơ với mình là một chuyến đi thú vị, bởi các điểm tham quan làm mình hiểu thêm, thêm yêu hơn vẻ đẹp của quê hương, biết ơn thế hệ trước đã dùng cuộc đời miệt mài vẽ nên đất nước, và cây cối thiên nhiên với sức sống bền bỉ đã sinh tồn, đã che chắn bộ đội mà qua trăm năm vẫn vươn mình lớn mạnh, làm sáng bừng màu di sản nước Việt Nam. Nếu sau này bạn có dịp về du lịch Cần Thơ bạn cũng nên nhớ trải nghiệm một Cần Thơ thật khác tại các điểm đến này nghe!