Viêng Chăn bật mí: Hành trình 2 ngày tiến sâu vào trái tim Lào

27

Viêng Chăn, một viên ngọc thô của Lào, nằm cách thủ đô Vientiane khoảng 450km về phía tây bắc. Với độ cao trung bình khoảng 1.100 mét so với mực nước biển, Viêng Chăn mang trong mình vẻ đẹp thanh khiết và khí hậu mát mẻ quanh năm.

Thành phố cổ Viêng Chăn có diện tích khoảng 3.920km², gồm nhiều khu vực vùng núi và thung lũng. Được bao bọc bởi dãy núi Trường Sơn, nơi này mang đến không gian tự nhiên hoang sơ và hùng vĩ, thuận lợi cho các hoạt động như leo núi, trekking và khám phá thiên nhiên. Trong bài viết này hãy cùng tôi khám phá thủ đô của đất nước Lào, bật mí những điều thú vị và mới mẻ với lịch trình du lịch Viêng Chăn trong 2 ngày nhé.

Chùa Si Muang (Wat Si Muang)

Chùa Si Muang (Wat Si Muang)

Hành trình 01: Từ Wat Si Muang tới Buddha Park huyền bí

Điểm đến đầu tiên trong lịch trình du lịch Viêng Chăn mà tôi muốn giới thiệu cho các bạn đó là chùa Si Muang, hay còn gọi là Wat Si Muang được biết đến là ngôi chùa linh thiêng nhất ở Viêng Chăn. được xây dựng năm 1566.

Ngôi chùa là linh hồn của thành phố, nơi người dân Lào thường đến để cầu an, cầu phúc, cầu bình yên. Bởi lẽ ngôi chùa gắn liền với những câu chuyện linh thiêng về Phật giáo và vương triều ngày xưa lúc xây chùa đã quyết định dựng tại đây một chiếc cột trấn quốc.

Cổng chùa Si Muang - Điểm đến đầu tiên trong lịch trình du lịch Viêng Chăn

Cổng chùa Si Muang – Điểm đến đầu tiên trong lịch trình du lịch Viêng Chăn

Wat Si Muang là một trong hai công trình cổ nhất thủ đô với tuổi đời lên đến gần 5 thế kỷ. Được trang trí hết sức cầu kỳ và tinh xảo. Nơi đây có 1 nghi thức buộc chỉ may mắn ở cổ tay, bạn có thể đến tham quan chùa và xin chỉ tay cầu phúc khi có cơ hội du lịch Viêng Chăn, và một điều lưu ý đó là chỉ tay khi được buộc thì phải 7 ngày sau mới được tháo ra.

Nơi đặt đồ lễ trong chùa để cầu nguyện

Nơi đặt đồ lễ trong chùa để cầu nguyện

Truyền thuyết địa phương kể rằng, khi xây dựng thủ đô Viêng Chăn, nhà Vua đã lựa chọn địa điểm tại huyện Sỉ Xắc Ta Nạt để cắm cột trụ thiêng khẳng định chủ quyền của đất nước. Đức Vua đã cho truyền lời kêu gọi thần dân tình nguyện hiến dâng sinh thể của mình làm " cột mốc" thiêng cho Tổ quốc.

Vào một buổi sáng ngày lành tháng tốt, sau khi lập đàn cúng bái trời đất, khi người ta đào hố để chôn cột trụ thì trúng mạch nước ngầm, nước phun lên không dứt. Và Nàng Sỉ, một phụ nữ trẻ đang mang thai đã tình nguyện hiến sinh, nhảy xuống để lấp cột nước. Phải 100 ngày sau, hố sâu tự liền lại và nhô lên một cột trụ thiêng. Người ta lấy gạch (xỉ) bao xung quanh thành một ngọn đồi nhỏ.

Từ đó gọi tên là Chau Me Sỉ Mương. Cũng từ đó, Nàng Sỉ được coi như vị thần bảo vệ thành phố.

Cột trụ thiêng trong truyền thuyết

Cột trụ thiêng trong truyền thuyết

Hình ảnh chùa chính với lối kiến trúc đặc trưng của Lào

Hình ảnh chùa chính với lối kiến trúc đặc trưng của Lào

Khi tới Lào tham quan Wat Si Muang thì các bạn không phải mất tiền, Địa chỉ chùa nằm ở góc đường giao giữa Setthathirath, Samsenthai và Thadeua, Vientiane. Giờ mở cửa: 6h sáng – 7h tối và khi vào chùa các bạn nhớ đặc biệt một điều không mặc quần áo hở hang và váy quá ngắn nhé.

Cổng vào Buddha Park

Cổng vào Buddha Park

Sau khi tham quan xong Wat Si Muang, chúng tôi di chuyển tới Vườn Tượng Phật (Buddha Park) hay còn gọi là Xieng Khuang Buddha Park là một khu vườn điêu khắc nổi tiếng với hơn 200 pho tượng Phật và tượng Hindu, được đúc bằng xi măng với nhiều hình dáng và ý nghĩa khác nhau. cách thủ đô khoảng 25km.

Tượng phật được đúc bằng xi măng

Tượng phật được đúc bằng xi măng

Tương truyền, Vườn Tượng Phật Buddha Park do tu sĩ nổi tiếng Luang Pu Bunleua Sulilat. Người ta nói rằng những bức tượng trong công viên được xây dựng bằng trí tưởng tượng vào thời điểm đó một tu sĩ nghiên cứu cả Phật giáo và Ấn Độ giáo quyên góp xây dựng vào năm 1958.

Điều này giải thích lý do tại sao khu vườn này không chỉ đầy đủ các bức tượng Phật mà còn có các bức tượng của các vị thần Hindu cũng như ma quỷ và linh vật từ cả hai tín ngưỡng. Tuy nhiên, Với tay nghề thủ công tốt, ông đã chạm khắc rất nhiều bức tượng kỳ lạ và tạo nên công viên Phật nổi tiếng này.

Sự pha trộn giữa 2 tôn giáo

Sự pha trộn giữa 2 tôn giáo

Trí tưởng tượng tạc nên những bức tượng tuyệt đẹp

Trí tưởng tượng tạc nên những bức tượng tuyệt đẹp

Những bức tượng nổi bật ở Vườn Tượng Phật Buddha Park bao gồm các tác phẩm điêu khắc các vị Đức Phật, một số vị thần Hindu, ngoài ra còn có các tác phẩm điêu khắc hình người, ma quỷ, động vật… và các sinh vật thần thoại như voi ba đầu khá uy phong rất ấn tượng ở khu vực trung tâm.

Phật cưỡi voi 3 đầu

Phật cưỡi voi 3 đầu

Tượng phật 2 mặt

Tượng phật 2 mặt

Bounlua Suliat là người thông minh, giỏi về kiến trúc, triết học Hindu, triết học Phật giáo, với tài năng của ông – tuy công trình chỉ thực hiện bằng các chất liệu đơn giản như xi măng và gạch, song ông đã để lại công trình độc đáo về kiến trúc và cả những cung bậc và sắc thái tâm linh.

Với giá vé là 200.000 kip và cách thủ đô không quá xa, đây cũng là một địa điểm phù hợp cho lịch trình du lịch Viêng Chăn của bạn.

Hành trình 02: Từ Cửa Khẩu qua Thái Lan đến cuộc sống về đêm ở Viêng Chăn

Cửa khẩu Hữu Nghị số 1 Lào Thái

Cửa khẩu Hữu Nghị số 1 Lào Thái

Cửa khẩu Hữu Nghị số 1 Vientiane – Nong khai là một trong những cửa khẩu chính giữa Lào và Thái Lan với khoảng 3000-4000 người qua lại mỗi ngày vào cuối tuần, dip lễ hội có thể lên đến gần 10.000 người/ngày.

Khách Thái Lan sang Lào chủ yếu là đi du lịch, còn người Lào sang Thái Lan chủ yếu là để mua sắm hàng hóa, đồ dùng. Tuy nhiên, sau khi tàu cao tốc Lào – Trung được đưa vào hoạt động, Thái Lan đang đối mặt với việc hàng hoá Trung Quốc tràn lan ở Lào.

Có một lưu ý thú vị là nếu các bạn muốn mua đồ miễn thuế hoặc là đơn giản chỉ là muốn sưu tầm dấu mộc ở hộ chiếu, các bạn có thể ghé cửa khẩu này vì nó có cả 2 điều trên cho các bạn.

Cột mốc cửa khẩu

Cột mốc cửa khẩu

Hầu hết khách du lịch khi đến với thủ đô của đất nước Lào đều dành thời gian ghé thăm Patuxay, nơi được xem là biểu tượng của thành phố này, Patuxay (hay Patuxai) được người dân đất nước Triệu Voi ví như khải hoàn môn của thành phố.

Khải Hoàn Môn là một điểm đến vô cùng lý tưởng dành cho những ai lần đầu ghé thăm Lào. Khải hoàn môn Patuxai nằm cuối đại lộ Lan Xang (hay đại lộ Thanon Luang) về phía Đông Bắc thủ đô Viêng Chăn. Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào.

Patuxay - khải hoàn môn, điểm đến lý tưởng cho lịch trình du lịch Viêng Chăn

Patuxay – khải hoàn môn, điểm đến lý tưởng cho lịch trình du lịch Viêng Chăn

Khải hoàn môn Patuxay cao 55m, có 4 mặt, mỗi mặt có bề ngang 24m, gồm bảy tầng tháp và hai tầng phụ. Patuxay được mô phỏng theo kiến trúc của Khải hoàn môn Paris. Tuy nhiên Patuxay vẫn giữ được những nét rất riêng biệt, mang đậm chất của văn hóa Lào.

Các cửa sổ bên cầu thang của tòa tháp cũng được thiết kế khéo léo theo hình những bức tượng Phật. Patuxay có bảy tầng tháp được nối với nhau bởi những cầu thang xoắn ốc. Các cửa sổ ở bên cạnh những cầu thang được thiết kế khéo léo và tinh tế bởi những bức hình tượng Phật. K

hi lên đến tầng cao nhất của Patuxay, du khách có thể nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Viêng Chăn thơ mộng và yên bình.

Patuxay về đêm cũng rất đẹp và thơ mộng

Patuxay về đêm cũng rất đẹp và thơ mộng

Toà nhà quốc hội của Lào ngay cạnh Patuxay

Toà nhà quốc hội của Lào ngay cạnh Patuxay

Tiếp theo, Nằm ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng hay Pha That Luang là một công trình Phật giáo mang tính biểu tượng của đất nước Lào. Kiến trúc Thạt Luổng mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã được công nhận là biểu tượng quốc gia của Lào.

Thạt Luổng nhìn từ bên ngoài

Thạt Luổng nhìn từ bên ngoài

Vào năm 1563, sau khi giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện, vua Lào đã dời đô từ Luang Prabang về Viêng Chăn.

Vào năm 1566, vua cho tái thiết Thạt Luổng trên nền một ngôi chùa cũ. Kiến trúc trung tâm của chùa Thạt Luổng và là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m).

Trung tâm của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhà vươn lên cao như một mũi tên. Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp.

Một góc bình yên của Thạt Luổng

Một góc bình yên của Thạt Luổng

Hằng năm cứ bào tháng 11 dương lịch, hội tại Thạt Luổng được tổ chức 3 ngày 3 đêm với những nghi lễ được làm rất long trọng như lễ tắm Phật, lễ dâng cơm, lễ cầu phúc…Tôi nghe được anh hướng dẫn viên nói thế này, là nếu đến Thạt Luổng, đi vòng quanh 3 vòng và vừa đi vừa tâm niệm điều mình muốn thực hiện thì sẽ thành hiện thực, tôi đã thử và khá là mỏi chân đấy nhé. Đùa vậy thôi, nhưng nếu các bạn có ghé đây hãy cứ thử thực hành những gì theo tín ngưỡng và người dân bản địa người ta làm. Bạn sẽ thấy được những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt mà chỉ nơi đặc biệt này mới có.

Vòng quanh Thạt Luổng

Vòng quanh Thạt Luổng

Không chỉ dừng lại ở những trải nghiệm văn hóa, Viêng Chăn còn sở hữu những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đỉnh núi Phousi đầy thách thức là một điểm dừng chân không thể bỏ lỡ, nơi bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh xanh mướt của thành phố và sông Mê Kông lững lờ. Cùng với đó, dãy núi và thác nước xung quanh sẽ thỏa mãn đam mê khám phá thiên nhiên hoang dã của bạn.

Tượng phật nằm gần khu Thạt Luổng

Tượng phật nằm gần khu Thạt Luổng

Nếu bạn đang tìm kiếm một hành trình đầy màu sắc và độc đáo, Viêng Chăn chắc chắn là điểm đến lý tưởng để khám phá những bí ẩn văn hóa và hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên tươi tắn của xứ sở Lào.

Hãy dành thời gian để đặt chân đến vùng đất này, để cảm nhận sự thanh bình từ những ngôi chùa, để hòa mình vào thiên nhiên hoang dã nơi đây. Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu ích cho lịch trình du lịch Viêng Chăn sắp tới của bạn!