Dinh Sơn Trung di tích lịch sử nằm giữa cảnh đẹp đồng quê

99

Không chỉ là vùng đất của cảnh đẹp đồng quê bát ngát – An Giang còn nổi tiếng với vẻ đẹp của tôn giáo, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm đầu thế kỷ XX. Một lần về thăm vùng đất An Giang bạn có thể tìm đến dinh Sơn Trung để cảm nhận vẻ đẹp của đồng quê, hòa vào dòng chảy lịch sử, kiến trúc lẫn tôn giáo nổi bật trên vùng đất Châu Thành, An Giang.

Dinh Sơn Trung điểm di tích lịch sử hơn 100 năm của tỉnh An Giang, di tích nằm giữa cánh đồng lúa với vẻ đẹp thơ mộng của đồng quê và núi đồi. Khám phá vùng đất An Giang không chỉ là cảnh quan, món ăn ngon mà còn là những di tích đặc biệt; hãy đi, để thấy một An Giang giàu truyền thống yêu nước, bề dày lịch sử trải dài theo năm tháng.

Khu đền thờ đã có từ lâu, trùng tu lại năm 2001

Khu đền thờ đã có từ lâu, trùng tu lại năm 2001

Khu đền thờ mới dựng khánh thành 2023

Khu đền thờ mới dựng khánh thành 2023

Đôi nét Dinh Sơn Trung – Di tích lịch sử nằm giữa cảnh đẹp đồng quê

Di tích lịch sử tâm linh dinh Sơn Trung

Di tích lịch sử tâm linh dinh Sơn Trung

Dinh Sơn Trung còn được gọi là Dinh thờ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, Dinh Đức Cố, Dinh Trung Hưng di tích của cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, lò rèn Bảy Thưa…

Khu dinh này ngày xưa là nơi tập hợp binh lính, quân sĩ vũ khí để chuẩn bị cho khởi nghĩa Bảy Thưa chống thực dân của nhân dân An Giang từ 1867 đến 1873; phong trào tiên phong trong thời kỳ đầu Nam Kỳ chống Pháp. Tuy thất bại nhưng khởi nghĩa đã để lại tiếng vang lớn trên toàn cõi Nam Kỳ.

Để tưởng nhớ về người anh hùng Trần Văn Thành đã lãnh đạo khởi nghĩa, người dân lập đền thờ, ban đầu nơi đây đơn sơ với kết cấu gỗ. Ngày nay, điểm di tích ngày càng được nâng cấp để thành quần thể công trình lịch sử, tôn giáo và tưởng niệm quan trọng của tỉnh An Giang.

Quần thể công trình nổi bật tại Dinh Sơn Trung

Hiện tại quần thể Dinh Sơn Trung bao gồm 3 công trình thờ tự lớn: Dinh Sơn Trung thờ Quản Cơ Trần Văn Thành; địa điểm tâm linh nổi bật, nơi thờ tự Nguyễn Thị Thạnh và đền thờ Vua Hùng; địa điểm kiến trúc nổi bật.

Phía trước Dinh Sơn Trung là hình tượng người anh hùng Trần Văn Thành hiên ngang cầm thanh gươm bước tiến về phía trước. Tiến vào trong là nơi thờ tự chính về các vị anh hùng, các ngôi thờ bố trí theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong đền thờ còn tồn tại hộp ấn ký và thanh gươm của Quản Cơ đã từng dùng.

Nơi trung tâm thờ tự chính của Dinh Sơn Trung

Nơi trung tâm thờ tự chính của Dinh Sơn Trung

Điểm di tích lò rèn binh khí xưa

Điểm di tích lò rèn binh khí xưa

Điểm thờ tự của di tích

Điểm thờ tự của di tích

Bên ngoài Dinh Sơn Trung là di tích lò rèn xưa, đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ tổ quốc, khu đông lang, tây lang. Không gian nhà bếp liên tục hoạt động để phục vụ cơm mỗi ngày cho du khách tham quan, ngơi ngủ nghỉ cần thiết.

Đối diện khu Dinh Sơn Trung là đền thờ vợ ông bà Nguyễn Thị Thạnh. Vì trong những năm tháng kháng chiến bà đã vượt qua nguy hiểm, khó khăn để vận chuyển lương thực, tiếp tế trang bị cho nghĩa binh. Trước đền thờ là hình tượng bạch hổ, bên trong đền là đôi bạch hạc, bao quanh là hồ sen.

Điểm thờ tự bà Nguyễn Thị Thạnh

Điểm thờ tự bà Nguyễn Thị Thạnh

Mặt trước đền

Mặt trước đền

Mặt sau đền thờ

Mặt sau đền thờ

Góc nhìn từ trên tháp xuống

Góc nhìn từ trên tháp xuống

Điểm thứ cuối cùng của quần thể di tích là đền thờ Vua Hùng; có kết cấu hình tròn ở trung tâm, hình vuông bên ngoài bao bọc. Khu tháp chính với 7 tầng tháp cao. Bên dưới nơi lớn nhất là đền thờ 18 vị Vua Hùng, phần nền xung quanh là hình ảnh rồng đen, trung tâm thờ tự là đôi rồng đỏ.

Lối vào đền thờ Vua Hùng

Lối vào đền thờ Vua Hùng

Tháp thờ chính có kết cấu tựa như hoa sen, lan can ở lối vào có hình lá sen, vân mây

Tháp thờ chính có kết cấu tựa như hoa sen, lan can ở lối vào có hình lá sen, vân mây

Những chú rồng đen tượng trưng cho những vị vua

Những chú rồng đen tượng trưng cho những vị vua

Tầng đầu tiên thờ Vua Hùng, tiếp theo là anh hùng Trần Hưng Đạo, vua Trần Nhân Tông, vua Quang Trung, Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên…Lên mỗi tầng tháp là một không gian rộng thoáng được mở ra để ngắm cảnh đồng quê xanh màu, lộng gió và cả nhìn thấy sự mờ ảo từ xa xa của dãy thất sơn. Bởi có thể nói, đến với Dinh Sơn Trung không chỉ là chuyến đi của lòng biết ơn mà còn là sự trải mình với thiên nhiên đồng bằng xinh đẹp, không gian trong lành và lắng đọng.

Hình ảnh 18 Vua Hùng được vẽ lại nguyên bản từ Đền Hùng Phú Thọ

Hình ảnh 18 Vua Hùng được vẽ lại nguyên bản từ Đền Hùng Phú Thọ

Trong mỗi tầng thờ mặt trước sẽ là bàn thờ cùng trụ cột có đôi rồng đỏ và mặt sau ghi lại dấu ấn cuộc đời của mỗi nhân vật

Trong mỗi tầng thờ mặt trước sẽ là bàn thờ cùng trụ cột có đôi rồng đỏ và mặt sau ghi lại dấu ấn cuộc đời của mỗi nhân vật

Trong mỗi tầng thờ mặt trước sẽ là bàn thờ cùng trụ cột có đôi rồng đỏ và mặt sau ghi lại dấu ấn cuộc đời của mỗi nhân vật
Trong mỗi tầng thờ mặt trước sẽ là bàn thờ cùng trụ cột có đôi rồng đỏ và mặt sau ghi lại dấu ấn cuộc đời của mỗi nhân vật
Trong mỗi tầng thờ mặt trước sẽ là bàn thờ cùng trụ cột có đôi rồng đỏ và mặt sau ghi lại dấu ấn cuộc đời của mỗi nhân vật
Trong mỗi tầng thờ mặt trước sẽ là bàn thờ cùng trụ cột có đôi rồng đỏ và mặt sau ghi lại dấu ấn cuộc đời của mỗi nhân vật
Bốn góc bên dưới là vọng lâu 2 tầng mái, trên đỉnh là biểu tượng rồng xanh

Bốn góc bên dưới là vọng lâu 2 tầng mái, trên đỉnh là biểu tượng rồng xanh

Lễ hội Dinh Sơn trung

Lễ hội Dinh Sơn Trung là một lễ hội truyền thống rất lớn của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và lịch sử chống giặc ngoại xâm của vùng đất An Giang. Hằng năm dinh long trọng tổ chức lễ hội trong 3 ngày từ 20, 21, 22 tháng 2 âm lịch. Mỗi dịp lễ là hàng ngàn du khách lại lần lượt đổ về tham dự, trong không gian lễ hội mọi người đến đây đều có nơi nghỉ, chỗ ăn hoàn toàn miễn phí.

Thời điểm lý tưởng ngắm cảnh đẹp Dinh Sơn Trung

Góc chụp pano cảnh đồng lúa phía sau, xa xa hơn là dãy núi của vùng Thất Sơn

Góc chụp pano cảnh đồng lúa phía sau, xa xa hơn là dãy núi của vùng Thất Sơn

Dinh Sơn Trung nằm giữa cánh đồng lúa rộng lớn, mỗi thời điểm trong năm là những khoảnh khắc đẹp khác nhau. Với lợi thế là đất ruộng với hai mùa canh tác lúa; lúa xanh đồng, đốt đồng đến lúa chín là những lúc cảnh sắc xinh đẹp khác nhau.

Thêm vào đó một mùa nước lũ đổ về nên cảnh sắc hữu tình của miền sông nước đồng bằng lênh đênh. Đến để tham quan, ngắm cảnh và trải nghiệm vẻ đẹp nơi đây mùa nước nổi thì nên đến vào tháng khoảng tháng 8 âm lịch đến tháng 11 âm lịch hằng năm là đẹp nhất.

Trong ngày thì khoảnh khắc ấn tượng nhất của quần thể di tích Dinh Sơn Trung là vẻ đẹp lúc hoàng hôn. Dù bất kỳ vào mùa nào thì hoàng hôn về trên dinh là làm say đắm lòng người nhất.

Vị trí Dinh Sơn Trung

Dinh Sơn Trung nằm trên địa bàn ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Nơi đây cách thành phố Long Xuyên 40km, cách thị trấn Tri Tôn 20km.

Vị trí cụ thể di chuyển theo maps là đến đúng địa điểm:

Gợi ý lịch trình di chuyển tham quan hợp lý nhất cho mọi người nếu xuất phát từ TP.HCM thì nên chọn xe Phương Trang đến thành phố Long Xuyên. Từ đây bạn có thể tham khảo di chuyển từ Long Xuyên – Châu Thành – Tri Tôn – Châu Đốc – Long Xuyên sẽ là tuyến đường đi tròn hợp lý nhất để khám phá một vòng An Giang.

Từ thành phố Long Xuyên bạn có thể tham khảo điểm thuê xe máy Long Xuyên Mr. Lạc 0786869968. Địa chỉ Khu đô thị Sao Mai, phường Bình Khánh, TP Long Xuyên.

Bạn có thể liên hệ trước qua zalo để làm hợp đồng và nhận xe nhanh chóng hơn.

Lưu ý tham quan Dinh Sơn Trung

Dinh Sơn Trung di tích lịch sử, tâm linh và cảnh quan đồng quê tuyệt đẹp của mảnh đất An Giang; điểm đến rất hấp dẫn để bạn tìm về tham quan, ngắm cảnh và cảm nhận sự hào hùng của không gian lịch sử dân tộc.