Thiên Đàn – tinh họa kiến trúc hội tụ hơn 600 năm tuổi

29

Kinh đô ánh sáng lâu đời của Trung Quốc – Bắc Kinh không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp phồn hoa, mà còn ghi dấu bằng những công trình lịch sử mang tính biểu tượng văn hóa và nghệ thuật. hay còn gọi là đàn thờ trời nằm ở phía Đông-Nam nội thành Bắc Kinh, nắm giữ vị trí quan trọng trong chặng đường lịch sử phát triển nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa sẽ là địa điểm tham quan đáng đến trong chuyến hành trình nơi xứ người của bạn. Cùng So Sánh Tour tìm hiểu xem công trình này có gì đặc biệt mà ai đến cũng phải trầm trồ khen ngợi nhé!

Đền Thiên Đàn

Một góc công trình chính của Thiên Đàn minh chứng tinh hoa kiến trúc dân tộc @Freepik

1. Đôi nét về Thiên Đàn – công trình có bề dày lịch sử hơn 600 tuổi

Khởi công từ năm 1420 (năm 18 Vĩnh Lạc nhà Minh), đây là quần thể các đền điện nằm ở quận Tuyên Vũ, được các nhà vua hai triều đại nhà Minh và Thanh sử dụng là nơi tế trời và cầu mong mùa gặt bội thu, đặc biệt trong lễ Đông Chí. Do đó, vị trí, quy hoạch khu phức hợp đã được lựa chọn cẩn thận với rất nhiều tiêu chí như phong thủy tốt, đất nền ổn định, thời tiết mưa thuận gió hòa,…

Ở thời nhà Minh, công trình có tên là Thiên Địa Đàn. Vào năm thứ 13 Gia Tĩnh (1534), đền chỉ sử dụng làm nơi tổ chức các buổi lễ tế trời, cúng thần nên được đổi tên giống ngày nay.

Đến thời nhà Thanh, vua Càn Long quyết định cải tạo lại các bức tường trong và ngoài đã bị thời gian bào mòn, cũng như kiến thiết lại Kỳ Niên Điện, Hoàng Khung Vũ, Viên Khưu,… Đây cũng chính là hình dáng hiện hữu được bảo tồn kỹ lưỡng để du khách có thể tham quan.

Du lịch Thiên Đàn

Công trình kiến trúc được du khách nhiều nơi quan tâm @Unsplash

Đền được cho phép mở cửa vào năm 1918 để dân bản địa và khách du lịch trong ngoài nước có thể tận mắt ngắm nhìn nét đẹp văn hóa của người Trung Quốc cổ. Năm 1988, UNESCO đã công nhận là Di sản Thế giới. So với Tử Cấm Thành, điện lớn gấp 4 lần, với diện tích 273 ha. Thế nên, bạn nhớ chuẩn bị một đôi giày thoải mái và đôi chân khỏe mạnh để có thể khắc ghi sự đặc sắc của kiến trúc phương Đông này.

2. Cách di chuyển đến Thiên Đàn

Từ Việt Nam, bạn di chuyển theo tuyến từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) hoặc sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đến sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh. Tùy vào thời điểm bay, hạng vé, hãng bay, giá vé sẽ dao động từ 3,500,000 VND đến hơn 25,000,000 VND. Sẽ có chặng bay thẳng, nhưng đa phần sẽ quá cảnh ở một sân bay nước khác.

Để chuẩn bị cho chuyến hành trình khám phá kiến trúc truyền thống Trung Quốc, việc đầu tiên cần làm để tính toán các chi phí cố định là kiểm tra thông tin giá vé máy bay đi Bắc Kinh trên ứng dụng hoặc website So Sánh Tour nhé. Bạn cũng có thể săn deal giá rẻ ở những mùa sale, nên đừng quên theo dõi để tiết kiệm chi phí nha.

Cách di chuyển đến Thiên Đàn

Có nhiều cách di chuyển từ Bắc Kinh @Unsplash

Đặt chân đến trung tâm Bắc Kinh, bạn có thể lựa chọn một trong ba phương tiện công cộng sau đây để di chuyển đến đền: xe buýt, xe taxi và xe điện. Về xe buýt, tùy theo vị trí khách sạn cư trú, bạn có thể đón một trong những tuyến xe sau: 6, 34, 35, 36, 39, 41, 43, 60, 116,… đến trạm Thiên Đàn Đông Môn hoặc trạm Thiên Đàn Tây Môn. Đến đây chỉ cần mất thêm 5 phút đi bộ là đã được đến ngay cổng vào. Phương án này sẽ tiết kiệm chi phí nhất vì chỉ mất khoảng 2 CNY (7,000 VND)/ lượt.

Còn muốn trải nghiệm xe điện ngầm tại Trung Quốc, hãy lựa chọn tuyến số 2 hoặc số 7 để đến trạm Thiên Đàn Nam Môn. Trạm này sẽ tốn nhiều thời gian đi bộ hơn, tầm 10 phút là đến được trước cổng đền. Bạn có thể tự do ngắm cảnh, ăn uống các hàng quán bên đường nếu muốn trải nghiệm đường phố Bắc Kinh.

Lối vào Đền Thiên Đàn

Lối vào Đền Thiên Đàn được phân chia làm 3 cửa @Unsplash

Phương án cuối cùng sẽ phù hợp với các bạn có tài chính dư dả, muốn tiết kiệm thời gian di chuyển. Bạn có thể yêu cầu khách sạn một chiếc taxi đến cổng Đông hoặc cổng Tây của . Chi phí taxi ở taxi dao động từ khoảng 13 CNY (45,000 VND) trong khoảng cách dưới 3km đến 2,3 CYN (8,000 VND)/ km tiếp theo.

3. Khám phá kiến trúc Thiên Đàn – một số khu tiêu biểu

Xây dựng trên khu đất rộng 2,7 triệu mét vuông, để tham quan được hết các công trình quần thể, thời điểm tốt nhất là xuất phát vào lúc sáng sớm. Đừng ngạc nhiên khi thấy các cụ già đi bộ, tập các động tác Thái Cực Quyền ở gần khu vực này nhé! Không khí sáng sớm nơi đây thực trong lành, gợi hứng khởi nhờ những hàng cây xanh bóng mát rợp trời xung quanh.

Thiên Đàn vào sáng sớm

Khung cảnh nên thơ sáng sớm ngay lối vào cổng @Unsplash

Mỗi một công trình nơi đây đều có trong mình một ý nghĩa riêng, thể hiện được mối quan hệ giữa con người với trời và đất, đồng thời đặc tả triết lý phong thủy hài hòa cùng nghệ thuật kiến trúc của người Trung Quốc.

Đầu tiên, ta phải kể đến cách bố trí công trình đối xứng hai bên để tạo thế cục cân bằng. Phần tường chắn ở phía Bắcmang dáng hình tròn (tương trưng cho trời), còn ở phía Nam lại là hình vuông (ngụ ý cho đất). Chưa hết, trải dài theo một đường thẳng về phía Đông là nơi đặt để các công trình chính và để trống các phần phía Tây. Vì thế, điểm xuất phát lễ được cử hành ở hướng Tây, ngụ ý tầm nhìn nhìn ra tế đàn thoáng đãng và vươn lên giữa nhân khí – trời – đất.

Không những thế, những màu sắc đặc trưng của các công trình cổ cũng được ứng dụng triệt để như: đỏ, xanh dương, vàng cam,… Đền có tổng cộng 3 công trình chính, bao gồm:

3.1. Viên Khâu Đàm

Rẽ qua phía Nam của trước, bạn sẽ thấy ngay một chiếc bệ thờ hình tròn rỗng có cấu trúc 3 tầng được chạm khắc những con rồng tinh xảo trên nền đá cẩm thạch. Bàn Thờ Tròn là nơi được các hoàng đế nhà Minh và Thanh tổ chức các buổi lễ tế trời hàng năm trong ngày Đông chí. Số lượng phiến đá, cột được xây dựng dựa trên bội số của 9.

Theo quan niệm văn hóa Trung Quốc, số lẻ được quan niệm là bất khả xâm phạm mà số 9 lại là con số lẻ lớn nhất, thể hiện được sự đỉnh cao. Ngoài ra, ý nghĩa của số 9 còn liên quan đến sự viên mãn, trường cửu (do cách phát âm tương đồng). Hoặc đây cũng ngụ ý cho vị thế của “cửu ngũ chí tôn” ngày ấy.

Viên Khâu Đàm

Ngắm nhìn chi tiết kiến trúc lan can Viên Khâu Đàm @Unsplash

Nằm ngay trung tâm của Viên Khâu Đàm chính là Thiên Tâm Thạch (hay còn gọi là Thái Dương Thạch), mang tâm ý trái tim của trời, đến từ thiên đường. Đây cũng chính là địa điểm được các vị vua đứng trên đó để tế trời. Tiếng cầu nguyện sẽ vang vọng, lan tỏa xa khắp chốn, nhờ vào sự phản hồi âm thanh của các lan can, tấm đá ngăn được thiết kế xung quanh.

Đã đến đây, đừng quên ghé các công trình phụ khác ngay nơi này, bao gồm: Cực ngắm Lantern, Sân Thờ Thiên Đường, Bếp Cửi, Cổng Lingxing, Sân nhà bếp thần,… nhé! Đảm bảo đây sẽ là những địa điểm check-in siêu xịn xò đấy.

3.2. Hoàng Khung Vũ

Sừng sững bên trong bức tường cao lớn có cấu trúc vòng cung tròn tại ở phía Bắc Viên Khâu Đàn, Hoàng Khung Vũ nổi bật như một tòa điện nhỏ có chóp mái nhọn hoắc, cao vút như muốn chọc thẳng về phía bầu trời.

Tầng phía dưới hình tròn với sự kết hợp hài hòa giữa màu đỏ và xanh dương được dựng xây trên nền đá cẩm thạch vững chắc, có những lan can đá xung quanh. Đây thực chất là nhà kho lưu trữ hệ thống bài vị các vị thần với những vật liệu khác cho nghi lễ tế trời, khi không sử dụng đến..

Hoàng Khung Vũ

Hoa văn và màu sắc mang đậm sắc dân tộc Trung Hoa @Unsplash

Bên ngoài công trình được bao quanh được bức tường phủ men tráng mịn, trơn bóng cao 6m, đường kính 32,5m. Bức tường này được gọi là bức tường âm thanh vì khoảng cách truyền âm rất dài, từ đầu bên này có thể nghe được đến tận đầu bên kia và tính vang vọng khi đóng tất cả các cửa lại phát huy rất tốt.

3.3. Kỳ Niên Điện

Nằm ở phía Bắc, kết nối với Hoàng Khung Vũ bằng cầu đi bộ thần sa dài 360m, Kỳ Niên Điện là kiến trúc trung tâm nằm trong khu vực Kỳ Cốc Đàn. Ít ai biết rằng, năm 1889, Điện đã bị sét đánh dẫn đến một trận hỏa hoạn lớn. Sau đó, dưới sự nỗ lực của các nghệ nhân và kiến trúc sư tài ba, Điện được phục dựng.

Là phiên bản phóng lớn của Hoàng Khung Vũ, Kỳ Niên Điện gồm ba tầng áp mái, với tổng đường kính dài 36m và có chiều cao 38m, với chiếc hiên màu xanh thẫm và mái ngói lợp lưu ly xanh, dễ dàng thu hút sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Trước đây, mái có màu vàng, đến thời vua Càn Long mới chuyển sang sắc màu bầu trời, thể hiện nhiệm vụ chính của công trình.

Kỳ Niên Điện

Kỳ Niên Điện – tổng hòa nghệ thuật và văn hóa kiến trúc @Unsplash

Một điều hay ho là chiếc mái được chống bằng 28 cột trụ, xếp thành 3 vòng. 12 cột trụ ở vòng ngoài thể hiện cho 12 canh giờ, cũng số lượng cột trụ ấy ở vòng giữa tượng trưng cho 12 tháng trong năm. 4 cột trụ cuối cùng được xếp ở trung tâm biểu hiện cho các mùa màng trong năm. Phần chóp mái nhọn được đúc hoàn toàn bằng vàng, thể hiện được sự thịnh vượng.

Du lịch Bắc Kinh, bạn không thể bỏ qua Kỳ Niên Điện. Chiếc điện cầu niên này là nơi hoàng đế đến nguyện cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu vào những ngày đầu năm (tháng giêng). Nơi đây đã chứa đựng bao niềm ước mong và hy vọng về sự thịnh vượng của bao vị Thiên tử.

Thiên Đàn vào ban đêm

Vẻ đẹp tỏa sáng xuyên màn đêm @Unsplash

Đặc biệt, bạn nhớ nghe So Sánh Tour mách nhỏ, khi bước khỏi sảnh Điện, bạn hãy nhìn về phía Nam, nơi có con đường thẳng tắp vươn dài. Trên suốt dọc đường ấy, các hành lang cứ nối tiếp nhau tạo nên một vẻ đẹp ngút ngàn và sâu thẳm. Cảm giác còn hơn cả nhìn lên các tòa nhà chọc trời.

Cuồng chân rồi thì lên kế hoạch săn vé máy bay đi Bắc Kinh ngay thôi. Đảm bảo quần thể này sẽ là một nơi đã đi rồi chắc chắn, bạn sẽ giới thiệu cho bạn bè mình, bởi vẻ đẹp không lỗi thời dù năm tháng cứ trôi cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.

Một lưu ý nhỏ muốn nhắn gửi đến các bạn, Đền có bán vé online, nên để không phải xếp hàng chờ đợi lâu, bạn nên đặt vé trước nhé. Còn nếu mua vé tại quầy, lưu ý thời gian giờ đóng quầy mua vé vào tháng 11 – tháng 3 là 15:30 và 16:00 vào tháng 4 – tháng 10. Và đừng quên mang passport mọi lúc mọi nơi đề phòng bất trắc nơi xứ người nhé!

Thiên Đàn ở Trung Quốc

Đến nơi đây, bạn không chỉ có những “pô hình" của kiến trúc công trình. @Unsplash

không quá gần trung tâm, nên tốt nhất khi sắp xếp lịch trình tham quan, bạn nên để trống ít nhất nửa ngày để thoải mái di chuyển và trọn vẹn chuyến đi. Nền kiến trúc cổ kính tuyệt vời xen lẫn với sự phối màu đỉnh cao của các nghệ nhân xưa cộng hưởng với thảm thực vật xung quanh, thay đổi màu sắc theo mùa sẽ níu từng bước chân, khiến bạn phần nào cảm nhận được sự hưng thịnh của Trung Quốc thời ấy.