Khám phá nét đẹp cổ kính tại chùa Láng giữa lòng Hà Nội

44

Mỗi khi nhắc đến Hà Nội, người ta luôn nhớ về những kết tinh đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Qua hàng ngàn năm thăng trầm lịch sử, vẫn còn rất nhiều ngôi chùa cổ kính được giữ lại, có vai trò quan trọng với đời sống tinh thần của bao thế hệ Việt. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu ngay đến mọi người một điểm đến tâm linh được nhiều người yêu thích là ngay giữa lòng Hà Nội.

Lịch sử chùa Láng

Tương truyền, từ thời vua Lý Anh Tông, đã được xây dựng. Đây chính là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh – bậc cao minh, phép thuật phi thường và là cụ tổ của nghề múa rối nước tại Việt Nam.

Chùa Láng - Đệ nhất tùng lâm phía tây thành Thăng Long

Chùa Láng – Đệ nhất tùng lâm phía tây thành Thăng Long @phatgiao.org.vn

Theo truyền thuyết kể lại rằng, nhà sư Từ Đạo Hạnh sau khi viên tịch đã đầu thai thành con trai của một gia đình có dòng dõi quý tộc, đứng đầu là Sùng Hiền hầu. Thời điểm đó, vua Lý Nhân Tông đang cai quản đất nước nhưng không có con trai. Khi đó, dòng tộc Sùng Hiền hầu lại rất được lòng vua và nân nên con trai của ông đã được nối ngôi, lấy hiệu là Lý Thần Tông, tiếp tục cai quản đất nước.

Chùa Láng - di tích lịch sử văn hoá

Chùa Láng – di tích lịch sử văn hoá @phatgiao.org.vn

Con trai của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông sau khi được nghe sự tích đã quyết tâm xây dựng nên với ý nguyện thờ phụng vua cha, cũng như tiền thân Từ Đạo Hạnh. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đã được trùng tu và giữ nguyên nét đẹp cổ kính cho đến thời điểm hiện tại.

Chùa Láng ngày lễ hội

Chùa Láng ngày lễ hội @báo Lao Động

Địa chỉ của chùa Láng ở đâu Hà Nội

Hà Nội là một điểm đến thú vị cho du khách khi ghé thăm thủ đô Hà Nội, được toạ tại làng Láng, chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 5km. Để đến , du khách có thể đi đường dốc Cầu Giấy và tiếp tục trên đường Láng trong khoảng 500m. Chùanằm tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội, đáng để khách du lịch ghé thăm trong chuyến đi.

Chùa Láng là địa điểm lịch sử mang vẻ đẹp tâm linh và yên bình

Chùa Láng là địa điểm lịch sử mang vẻ đẹp tâm linh và yên bình @phatgiao.org.vn

Hà Nội mang trong mình những nét đặc trưng và thu hút được sự yêu thích của đông đảo du khách. Đây là một địa điểm không chỉ để tìm hiểu về lịch sử mà còn để trải nghiệm vẻ đẹp tâm linh và yên bình.

Giờ mở cửa đón du khách thập phương của chùa Láng

Khi tham quan , du khách cần chú ý tới thời gian mở cửa đón du khách từ 7h sáng đến 17h chiều. Ngoài ra, địa điểm này sẽ không thu thêm bất cứ chi phí tham quan nào khác. Nếu di chuyển đến chùa bằng phương tiện cá nhân, mọi người sẽ phải đỗ xe bên ngoài có thu thêm phí.

Khung cảng yên bình tại một góc chùa Láng

Khung cảng yên bình tại một góc chùa Láng @vinwonders.com

Trong các ngày lễ quan trọng như Vu Lan, Phật Đản, hay ngày rằm, mùng 1, chùa sẽ mở cửa lâu hơn để du khách thập phương có nhiều thời gian tham quan, phúng viếng và tìm hiểu sâu sắc hơn về ngôi chùa này.

Chùa Láng tĩnh lặng trên con phố nhộn nhịp

Chùa Láng tĩnh lặng trên con phố nhộn nhịp @phatgiao.org.vn

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Láng

Để di chuyển tới , mọi người có thể lựa chọn nhiều phương tiện như xe máy, ô tô, xe bus, taxi đều được. Nếu đi bằng xe bus, bạn nên chọn các chuyến 26, 28, 55A, 55B, 09 BCT vì có điểm dừng chân gần . Lưu ý rằng du khách nên tự quản lý đồ cá nhân khi di chuyển bằng phương tiện này.

Chùa Láng ngày lễ hội

Chùa Láng ngày lễ hội @phatgiao.org.vn

Ngoài ra, nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng, hãy tìm đường đến UBND phường Láng Thượng. Sau đó hãy gửi xe bên ngoài chùa và đi bộ khoảng 450m nữa là tới cổng chùa.

Những điểm đặc biệt trong kiến trúc chùa Láng

còn có tên gọi khác là Chiêu Thiên tự, là ngôi chùa cổ kính và trang nghiêm nhất nhì Bắc Bộ. Nét đẹp trong kiến trúc và phong cách thiết kế ngôi chùa đã phần nào điểm tô thêm ánh hào quang cho nét đẹp thủ đô. Hãy cùng chúng tôi khám phá một vài điểm đặc biệt của ngôi chùa này.

Cổng ngoài của chùa Láng

Phần cổng ngoài của khá đồ sộ, vững chắc với kết cấu bốn cột vuông cùng 3 mái cong không trùm lên cột. Các mái sẽ được gắn với giàn sườn để gia tăng độ kiên cố. Ngoài ra, phần mái của cổng chính sẽ cao hơn cổng phụ, khiến du khách liên tưởng ngay đến lối kiến trúc mái trong nghệ thuật thiết kế cổng của phủ Chúa. Đặc biệt hơn, phần cổng của chùa còn có tấm hoành phi lớn với dòng chữ Thiền thiên Khải Khánh vô cùng uy nghiêm.

Phần cổng lớn uy nghiêm của chùa Láng

Phần cổng lớn uy nghiêm của chùa Láng @phatgiao.org.vn

Ngôi nhà Bát Giác trong chùa

Bước qua cổng Tam Quan, du khách sẽ tới phần sân gạch Bát Tràng có một chiếc sập đá nằm giữa khuôn viên chùa. Khoảng trống này thường được sử dụng để đặt các kiệu của vua, chúa trong dịp lễ hội.

Ngôi nhà Bát Giác

Ngôi nhà Bát Giác @phatgiao.org.vn

Khi phật tử men theo con đường gạch đỏ dẫn vào chùa Bát Giác sẽ thấy hai bên là những hàng cây muỗm cổ thủ. Ngôi nhà Bát Giác chính là nơi đặt tượng Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.

Các công trình kiến trúc nổi bật khác

Qua nhà Bát Giác, du khách có thể đến với phần công viên rộng để chiêm ngưỡng nhiều công trình đẹp như nhà bái đường, thượng điện, nhà thiêu hương,…Ở hai đầu toà tiền đường, phật tử sẽ thấy động Thập Điện Diêm Vương rất đẹp mắt và ấn tượng.

Ngắm nhìn kiến trúc cổ tại chùa

Ngắm nhìn kiến trúc cổ tại chùa @phatgiao.org.vn

Ở hai đầu toà tiền đường của sẽ có thêm động Thập Điện Diêm Vương. Khu vực này được sử dụng để thể hiện hình phạt ở các tầng địa ngục với các tội danh khác nhau, răn dạy con người ta sống phải lương thiện. Ngoài ra, tổng thể còn có 198 bức tượng, nổi tiếng nhất là Chuẩn Đề, Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương,…

Khám phá nhiều công trình kiến trúc của chùa Láng

Khám phá nhiều công trình kiến trúc của chùa Láng @vietnamtourism

Cây cổ thụ và hoa trắng

Khi vượt qua lớp cổng thứ hai của , dọc đường thần đạo, phật tử tứ phương sẽ được chiêm ngưỡng hai hàng muỗm căn nguyên sù sì, mỗi gốc phải cỡ vài vòng tay ôm quanh gốc. Thấp thoáng ẩn hiện phía sau là màu trắng tinh khôi của hoa câu cùng những cây đại cằn cỗi, rụng hoa trắng gốc. Đến độ hoa nở, hương bưởi, hương cau trong khuôn viên chùa hoà quyện với nhau, toả hương thơm dịu nhẹ khiến du khách quên đi mỏi mệt mỏi và toan tính đời thường, tâm trở nên thanh tịnh trở lại.

Hàng cây cổ thụ ngay trên con đường bước vào chùa

Hàng cây cổ thụ ngay trên con đường bước vào chùa @baoxaydung.com.vn

Một số khách sạn gần chùa Láng

Hầu hết du khách đến Hà Nội sẽ đi khoảng một vài ngày để có thể tận hưởng ẩm thực cũng như danh lam thắng cảnh tại đây. Chính vì vậy việc lựa chọn một khách sạn thoải mái, chất lượng chắc chắn là chuyện vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số khách sạn tại Hà Nội cho du khách tham khảo lựa chọn.

Matilda Boutique Hotel and Spa

Địa chỉ: 73 phố Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Mức giá: Từ 550.000 VNĐ/phòng/đêm

Matilda Boutique Hotel & Spa là điểm đến phù hợp với những du khách có khoảng thời gian du lịch ngắn hạn tại Hà Nội. Với lối thiết kế độc đáo, Matilda Boutique mang đến cho du khách trải nghiệm về không gian thoải mái, sang trọng, kết hợp giữa chút boutique và nét đặc trưng của Indochine.

Khu vực không gian ăn uống tại khách sạn

Khu vực không gian ăn uống tại khách sạn @kendisign

Khách sạn có tổng cộng 25 phòng với đầy đủ các trang thiết bị, tiện nghi hiện đại. Các phòng đều có view nhìn thẳng ra thành phố, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong kì nghỉ của mình. Matilda Boutique cũng có thêm một trung tâm spa trị liệu, giúp du khách thư giãn và tận hưởng những liệu pháp chăm sóc sắc đẹp, sức khoẻ tốt nhất.

Du khách có thể sử dụng dịch vụ trị liệu spa ngay tại khách sạn

Du khách có thể sử dụng dịch vụ trị liệu spa ngay tại khách sạn @TripAdvisor

Matilda Boutique cũng có thêm một nhà hàng đẳng cấp, phục vụ ngay tại tầng trệt các món ăn từ Á đến Âu vô cùng ngon miệng.

Không gian phòng nghỉ hiện đại tại khách sạn Matilda Boutique

Không gian phòng nghỉ hiện đại tại khách sạn Matilda Boutique @TripAdvisor

Hanoi Le Jardin Hotel & Spa

Địa chỉ: 46 Nguyễn Trường Tộ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Mức giá: Từ 1.185.000 VNĐ/phòng/đêm

Hanoi Le Jardin Hotel & Spa là khách sạn gần , có đầy đủ các tiện nghi bao gồm nhà hàng, dịch vụ phòng, lễ tân, wifi miễn phí trong toàn bộ khuôn viên. Đây cũng là điểm nghỉ chân rất gần với Hồ Tây, cung cấp dịch vụ bàn đặt tour, đổi tiền ngoại tệ cho khách nước ngoài vô cùng tiện lợi.

Khách sạn Le Jardin có thiết kế cực kỳ sang trọng và đẹp mắt

Khách sạn Le Jardin có thiết kế cực kỳ sang trọng và đẹp mắt @LeJardinhotel.com

Các phòng nghỉ tại khách sạn này được trang bị đầy đủ điều hòa, bàn làm việc, ấm đun nước, minibar, két an toàn, TV màn hình phẳng và phòng tắm riêng với vòi sen. Trong phòng, còn có tủ để quần áo.

Không gian phòng nghỉ tại Le Jardin cực kỳ hiện đại và đầy đủ tiện nghi

Không gian phòng nghỉ tại Le Jardin cực kỳ hiện đại và đầy đủ tiện nghi @LeJardinhotel.com

Các điểm tham quan nổi tiếng gần Hanoi Le Jardin Hotel & Spa mà bạn có thể ghé thăm ngoài bao gồm Ô Quan Chưởng, Hoàng thành Thăng Long và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Conifer Grand Hotel

Địa chỉ: 42 Thọ Xương, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Mức giá: Từ 1.300.000 VNĐ/phòng/đêm

Conifer Grand Hotel nằm ở gần Tháp Rùa, chỉ cách khoảng 1km từ trung tâm thành phố. Khách sạn này rất gần với cầu Long Biên và sân bay quốc tế nội bài nên sẽ thuận tiện cho du khách trong quá trình di chuyển.

Conifer Grand Hotel - Khách sạn 4 sao tại Hà Nội

Conifer Grand Hotel – Khách sạn 4 sao tại Hà Nội @Hotelmix.vn

Hệ thống phòng nghỉ tại Conifer Grand Hotel cung cấp wifi và truyền hình vệ tinh miễn phí. Điều hoà nhiệt độ, phòng tắm riêng, đồ dùng vệ sinh cá nhân, máy sấy tóc, mũ tắm,..cũng được cung cấp đầy đủ.

Phòng nghỉ sang trọng tại Conifer Grand Hotel

Phòng nghỉ sang trọng tại Conifer Grand Hotel @Kayak