Khám phá pháo đài Gwalior – Viên ngọc quý của Ấn Độ

38

Babur – vị hoàng đế đầu tiên của đế chế Mughal, đã phải thốt lên rằng pháo đài Gwalior “the pearl amongst of thefortsof Hind – Viên ngọc quý của Ấn Độ”. Đứng sừng sững trên một ngọn đồi giữa thành phố, pháo đài Gwalior từng là một trong những nơi phòng thủ kiên cố nhất đất nước Ấn Độ cổ đại, đây thật sự là một kỳ quan.

Pháo đài Gwalior toạ lạc tại thành phố Gwalior thuộc bang Madhya Pradesh – bang lớn thứ nhì Ấn Độ về diện tích và là bang đông dân thứ năm đất nước. Pháo đài Gwalior được biết đến là một hệ thống phòng thủ bất khả xâm phạm với những bức tường thành cao 10 mét và được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp và kiến trúc ấn tượng.

Theo các nhà sử học, nền móng sớm nhất của pháo đài Gwalior có thể được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 bởi nhà vua Suraj Sen, một chiến binh Rajput. Những người dân địa phương ở Gwalior lưu tuyền một truyền thuyết có một vị thánh tên Gwalipa đi lang thang đến pháo đài và gặp nhà vua đang mắc bệnh phong. Khi Gwalipa đề nghị ông ngâm mình trong ao thiêng (nay gọi là Suraj Kund), nhà vua ngay lập tức khỏi bệnh. Và để tỏ lòng biết ơn, Suraj Sen đã đặt tên thành phố là Gwalior theo tên nhà hiền triết.

Pháo đài Gwalior là một khu phức hợp gồm cung điện Man Mandir (Mansingh Palace), Gujari Mahal, Teli-ka-Mandir, hang đá Siddhachal và cụm đền Sas-Bahu Temples.

Cung điện Man Mandir

pháo đài Gwalior

Pháo đài Gwalior

Một số di chỉ khảo cổ và chữ khắc chỉ ra rằng nó một phần của quần thể pháo đài đã tồn tại từ thế kỷ thứ 6. Cuối thế kỷ thứ 9, Gurjara-Pratiharas đã cai trị Gwalior và xây dựng Teli Ka Mandir. Sau khi bị tấn công và cai trị bởi một vài triều đại Hồi giáo trong ba thế kỷ, triều đại Tomar đã chiếm được Gwalior và pháo đài vào thế kỷ 14. Nhà vua Man Singh thuộc triều đại Tomar đã cho cung điện Man Mandir vào thời gian này và Man Mandir là một kỳ quan của kiến trúc Rajput. Man Singh còn xây một cung điện riêng cho vợ mình là Mrignayani, công trình kiến trúc này được gọi là Gujari Mahal và hiện là bảo tàng khảo cổ học bang Madhya Pradesh. Pháo đài Gwalior sau đó chứng kiến một thời gian ngắn cai trị của người Mughals, cho đến khi người Maratha chiếm được nó và nhanh chóng để mất nó vào tay Công ty Đông Ấn. Sau đó, có nhiều sự thay đổi thường xuyên giữa sự cai trị của người Maratha và người Anh. Cuối cùng, vào năm 1844, gia tộc Maratha Scindia ở Gwalior, với tư cách là người bảo hộ của chính phủ Anh, đã chiếm đóng pháo đài.

Cung điện Man Mandir

Cung điện Man Mandir

Thiết kế tinh xảo tại cung điện Man Mandir

Thiết kế tinh xảo tại cung điện Man Mandir

Man Mandir từng là nơi ở chính của những người cai trị triều đại Tomar trong một thời gian dài, cung điện gồm 4 tầng, 2 tầng bên trên có mái che, sân và màn che. Hai tầng hầm để ở vào mùa hè nóng nực và bên dưới tầng hầm còn có một nhà tù được thiết kế dạng hình tròn. Mặt ngoài của cung điện được trang trí bằng gạch màu xanh lam và màu vàng với hoa văn hình học. Bên trong là những cột trụ, màn che, bức tường đều được chạm trổ vô cùng tinh tế và tinh xảo. Bạn có thể thấy rất nhiều động vật được dùng để trang trí ở Man Mandir như sư tử, voi, rồng, cá sấu, công.

Gujari Mahal là một cung điện xinh đẹp khác trong pháo đài Gwalior. Vì cung điện chứa một số hiện vật có ý nghĩa quan trọng nên hiện nay nó đã được chuyển đổi thành bảo tàng Khảo cổ học. Bảo tàng Gujari Mahal lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc của đạo Hindu và đạo Jain có niên đại từ thế kỷ 1 và 2 trước Công nguyên, bức tượng thu nhỏ của Salabhanjika, các đồ vật bằng đất nung tuyệt đẹp và bản sao các bức bích họa được tìm thấy trong Hang Bagh.

Đền Sas-Bahu

Đền Sas-Bahu là nơi thờ thần Vishnu

Đền Sas-Bahu là nơi thờ thần Vishnu

Cách cung điện Man Mandir khoảng 1km là cụm đền Sas-Bahu. Sas có nghĩa là “mẹ chồng” và “bahu” là con dâu tuy nhiên hai ngôi đền này không liên quan gì tới mẹ chồng nàng dâu hay có hoàng hậu nào được tôn thờ ở đây. Sas-Bahu là nơi thờ thần Vishnu nên có ý kiến cho rằng rằng Sas-Bahu có thể bắt nguồn từ Sahastra Bahu – một hoá thân khác của thần Vishnu. Sas-Bahu được xây dựng bởi vua Mahipal của triều đại Kachchhapaghata vào thế kỷ 11 gồm hai ngôi đền đều được xây bằng đá sa thạch đỏ. Ngôi đền lớn thờ thần Vishnu, có một điện chính và ba gian nhỏ. Đền nhỏ hơn thờ thần Shiva, chỉ có một điện chính. Có thể nói Sas-Bahu là một kiệt tác điêu khắc trên đá. Vô số phù điêu, tượng, động vật, vũ công, hoạ tiết hình học, hoa lá được chạm khắc trên tường, trần nhà tinh xảo và có hồn. Trong số những hình chạm khắc này, các thần tượng của Brahma, Vishnu và Saraswati Tuy nhiên, khi người Hồi giáo tràn vào Gwalior, họ đã cho đục phá nhiều khuôn mặt tuy nhiên những phần còn lại cũng đã đủ thấy trình độ điêu khắc đỉnh cao của người Ấn Độ.

Điêu khắc tinh xảo tại đền Sas-Bahu

Điêu khắc tinh xảo tại đền Sas-Bahu

Điêu khắc tinh xảo tại đền Sas-Bahu

Điêu khắc tinh xảo tại đền Sas-Bahu

Teli-ka-Mandir

Teli-ka-Mandir được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, ban đầu được dành riêng thờ thần Vishnu nhưng sau đó nó được chuyển đổi thành thờ thần Shiva. Ngôi đền được làm từ gạch nung, có kiến trúc khác hoàn toàn so với những công trình khác trong khu phức hợp pháo đài. Nó là sự kết hợp giữa kiến trúc miền Bắc và miền Nam Ấn Độ, cấu trúc hình tháp chữ nhật, mái cong hình trụ, bên trong đền có một chính điện và sảnh thờ. Do ban đầu Teli-ka-Mandir thờ thần Vishnu nên ngôi đền được điêu khắc vô số những hình ảnh biểu tượng liên quan đến thần Vishnu như rắn, garuda – vật cưỡi của Vishnu, nữ thần sông, thầnVishnu và vợ…Cũng giống như cụm đền Sas-Bahu, rất nhiều phù điêu của Teli-ka-Mandir bị mất mặt do người Hồi giáo, tuy nhiên ngôi đền đã được phục chế vào thế kỷ 19. Nhìn thoáng qua, Teli-ka-Mandir gần giống kiến trúc các tháp Chăm ở khu vực Bình Thuận của Việt Nam.

Teli-ka-Mandir

Teli-ka-Mandir

Giếng bậc thang Assi Khamba Ki Baoli

Năm 1505, Sikandar Lodhi (người cai trị miền bắc Ấn Độ từ 1489 đến 1517) xâm lược Gwalior. Khi đó, nhà vua Man Singh ra lệnh đóng cửa pháo đài Gwalior và cho xây dựng chiếc giếng khổng lồ Assi Khamba Ki Baoli để chứa nước trong thời gian pháo đài bị bao vây. Do tình hình khẩn nên Assi Khamba Ki Baoli được xây dựng chỉ trong 5 ngày. Sau chiến tranh, chiếc giếng cổ này vẫn tiếp tục được sử dụng là nơi chứa nước và được xây thêm những căn phòng khác nhau để cho hoàng hậu tắm.

Giếng bậc thang Assi Khamba Ki Baoli

Giếng bậc thang Assi Khamba Ki Baoli

Ngôi đền Jain Siddhachal

Điểm dừng chân cuối cùng trong khu phức hợp pháo đài Gwalior là ngôi đền Siddhachal Jain, hay còn được gọi là đền Kirti Stambh Jain, là một địa điểm tôn giáo quan trọng đối với người Jain nằm ở Gwalior. Siddhachal có các bức tượng Jain được đục đẽo từ núi đá được tạo ra từ thế kỷ thứ 7 đến thể kỷ 15, thể hiện hình tượng Tirthankara – các vị cứu tinh của đạo Jain. Nhiều bức tượng đã bị đục đẽo phần mật hoặc phá hủy theo lệnh của do người Hồi giáo vào thế kỷ 16 tuy nhiên phần còn lại vẫn còn khá nguyên vẹn.Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của các pho tượng đá này là không mặc quần áo, bởi những tín đồ đạo Jain cho rằng tu hành đích thực là phải sống một cuộc đời khổ hạnh, tất cả cácràng buộcvào sự vậttrần thếđều bị từ chối kể cả quần áo. Do đó thường những tu sĩ đạo Jain không mặc bất cứ thứ gì trên người. Siddhachal với khung cảnh yên bình là nơi cho những người sùng đạo Jain tìm kiếm tâm linh, cầu nguyện, và thiền định.

Ngôi đền Siddhachal Jain được tạc vào vách núi

Ngôi đền Siddhachal Jain được tạc vào vách núi

Tượng Jain bị đục mặt do chiến tranh tôn giáo

Tượng Jain bị đục mặt do chiến tranh tôn giáo

Tại pháo đài Gwalior vào buổi tối có show âm thanh và ánh sáng rất lộng lẫy và ấn tượng được biểu diễn tại nhà trong cung điện Man Mandir. Khi tận mắt chiêm ngưỡng và thưởng thức, bạn sẽ có cảm giác như đang quay trở lại thời kỳ lịch sử của pháo đài. Buổi biểu diện là câu chuyện tình yêu của vua Raja Man Singh và hoàng hậu Mrignayani của ông. Show diễn tiếng Hindi bắt đầu lúc 19h30 và tiếng Anh bắt đầu lúc 20h30, giá vé là 250Rs tương đương 75,000VND/người.

Kinh nghiệm tham quan pháo đài Gwalior:

(chọn Bhopal, Gwalior Fort) và thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Không hề giống những công trình kiến trúc tại những nơi quen thuộc ở Ấn Độ như thủ đô Delhi, Agra, Jaipur…pháo đài Gwalior thật sự là một kỳ quan của bang Madhya Pradesh. Không chỉ là một viên ngọc quý từ thời cổ đại, cho đến ngày nay pháo đài Gwalior vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn khiến bao người thổn thức khi đứng trước công trình tráng lệ này.