Ghé thăm guồng nước Nà Khương một ngày nắng đẹp

34

Vẻ đẹp đơn sơ, giản dị của guồng nước Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu) gắn liền với cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc nơi đây là điểm du lịch độc đáo không thể bỏ qua khi bạn ghé thăm mảnh đất ven trời Tây Bắc.

Lên chuyến xe Ngân Hà lúc 22h00 đêm tại bến xe Mỹ Đình, hai gia đình chúng tôi hừng hực khí thế thẳng tiến Lai Châu để khám phá mảnh đất ven trời Tây Bắc trong những ngày cuối xuân lạnh giá.

Xuất phát tại bến xe Mỹ Đình.

Xuất phát tại bến xe Mỹ Đình.

Thời tiết khá lạnh vào buổi tối giúp chúng tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ mặc kệ chiếc xe giường nằm đang bò từng chút vượt qua cung đường đèo hiểm trở. Tất cả chỉ tỉnh giấc khi phụ xe thông báo đã đến thị trấn Tam Đường. Khí lạnh ập ngay vào mặt khi cửa xe mở ra và đồng hồ điểm 4h sáng. Tất cả nhanh chóng chui tọt vào nhà nghỉ Phương Oanh, một chỗ nghỉ 3 tầng đẹp xinh nằm đối diện với chợ trung tâm Tam Đường. Không ai bảo ai, tất cả nhanh chóng lên giường bồi thêm những “giấc ngủ rốn” và chỉ được đánh thức khi anh mặt trời gõ cửa.

Nhờ địa điểm đắc địa của mình, chúng tôi chỉ mất vài bước chân sang chợ Tam Đường để hưởng thụ chút không khí của phiên chợ vùng cao và nạp năng lượng trước khi vượt quãng đường gần 20 km để đến thăm guồng nước Nà Khương.

Chợ trung tâm Tam Đường, Lai Châu.

Chợ trung tâm Tam Đường, Lai Châu.

Chợ được phân ra thành các khu riêng biệt, trung tâm bán hàng hóa dịch vụ thiết yếu như: quần áo, giày dép, cuốc xẻng…Bên hữu bán thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi được gặp các bà, các cô xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống kèm theo gương mặt tươi roi rói bước vào chợ.

Đi chợ với bà nào.

Đi chợ với bà nào.

Còn bên tả là địa điểm dành riêng cho việc “đấu giá lợn”. Một không gian văn hóa mang đậm bản sắc vùng cao.

Địa điểm đấu giá lợn.

Địa điểm đấu giá lợn.

Những chú lợn bản đen nhánh, mắt long lanh mang theo hy vọng ai đó sẽ “đưa em nó về với đội của mình”. Chúng tôi suýt nữa bị em nó thuyết phục nhưng kịp suy nghĩ lại bởi một câu hỏi trong đầu “làm sao có thể nuôi em nó nơi phố thị?” Không lẽ…Mlem, Mlem. Thôi thì đành nhường ai đó trân trọng và nuôi dưỡng em nó tốt hơn.

Lợn bản đợi chờ.

Lợn bản đợi chờ.

Mua đi chị ơi, lợn này đảm bảo sau 6 tháng sẽ đẻ 12 chú lợn con khỏe mạnh, tin em đi. Những cuộc trả giá cứ thế tiếp diễn nhưng nội dung cuộc nói chuyện là tôi “đoán mò” đấy 😊, bởi vì tất cả đều được trao đổi thông qua tiếng nói truyền thống của dân tộc họ.

Những cuộc trả giá cứ tiếp diễn.

Những cuộc trả giá cứ tiếp diễn.

Dạo một vòng quanh chợ tất cả chúng tôi đều bắt đầu cảm thấy đói, đặc biệt là mấy đứa trẻ, chúng tôi quyết định chọn một thứ gì đó để ăn. Phở Nhắng có thể là một lựa chọn tuyệt vời.

Ăn bát phở Nhắng nào các bác?

Ăn bát phở Nhắng nào các bác?

Tuy nhiên, đa phần chúng tớ đều biểu quyết ăn bánh cuốn cho lành bụng, bánh cuốn nóng hổi vừa thổi vừa ăn đã không làm ai thất vọng. Mỗi người đá hết một đĩa đầy ú ụ.

Bánh cuốn nóng hổi.

Bánh cuốn nóng hổi.

Mặc dù vậy, sức hấp dẫn của chiếc bánh rán 2k đã thôi thúc chúng tôi nạp thêm vào “chiếc bụng đói” mỗi người 2 chiếc.

Bánh rán 2k.

Vậy là, Calo đã nạp đầy đủ, chúng tôi chia tay với chợ Tam Đường thẳng tiến lên guồng nước Nà Khương thuộc xã Bản Bo, Tam Đường, Lai Châu. Quãng đường di chuyển từ trung tâm thị trấn Tam Đường lên đến đây không quá khó. Đi trên những con đường uốn lượn xuyên qua các bản làng mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, Mông, Giáy, Dao, Lào…Sau khoảng 30 phút di chuyển, âm thanh của dòng Nậm Mu như thôi thúc chúng tôi tiến nhanh về phía trước.

Kia rồi, xa xa chính là 35 guồng nước không ngừng mang nước từ dòng suối Nậm Mu ngược lên đổ vào những thửa ruộng của thung lũng Nà Khương. Sau khi gửi xe, ai cũng háo hức để đến gần hơn với kiệt tác từ bàn tay khéo léo của đồng bào nơi đây. Một cây cầu tre bắc qua suối như giúp chúng tôi mang theo cảm xúc sang bên kia bờ.

Cầu tre bắc qua suối.

Cầu tre bắc qua suối.

Nhưng đó là câu chuyện của một vài phút sắp tới, còn bây giờ phải lưu giữ một chút kỷ niệm tại cây cầu thơ mộng này chứ nhỉ.

Kỷ niệm với cây cầu gỗ.

Kỷ niệm với cây cầu gỗ.

Đây cũng là vị trí có thể quan sát và chụp những bức ảnh đẹp nhất về quá trình hoạt động của những guồng nước dưới kia.

Nán lại chụp ảnh guồng nước Nà Khương.

Những guồng nước Nà Khương này có hình dáng như một bánh xe “siêu to khổng lồ”, khi quay sẽ phát ra âm thanh của tiếng sáo rất hay và ấn tượng. Nhờ làm từ chất liệu gỗ, mây, tre, nứa,…tự nhiên nên những guồng nước này mang trong mình vẻ đẹp rất đơn sơ, mộc mạc, đậm chất núi rừng Tây Bắc.

Guồng nước Nà Khương nhìn từ cây cầu gỗ.

Guồng nước Nà Khương nhìn từ cây cầu gỗ.

Với người dân trong xã, những guồng nước Nà Khương không chỉ là một công trình thủy lợi mà đồng thời còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, là một phần trong nền văn minh lúa nước miền núi, thể hiện sự sáng tạo của người nông dân. Đến đây, chỉ cần được đứng vào và chụp một bức ảnh cùng những cọn nước này là bạn đã có cho mình kỷ niệm thật đẹp khi du lịch Lai Châu.

Cây cầu chỉ dài mấy chục mét mà chúng tôi phải mất hơn 10 phút mới có thể qua được. Bên kia cầu là dãy lán lá do người dân dựng lên để chào đón du khách.

Lán nghỉ bên bờ suối.

Thật may mắn khi lượng khách không quá đông, chúng tôi có thể thỏa thích thưởng thức cảnh đẹp và hít hà không khí trong lành căng tràn lồng ngực, đâu đó phảng phất mùi thơm của cái gì đó, hóa ra đó là mùi của cá nướng.

Người dân đang nướng cá.

Người dân đang nướng cá.

Sáng ăn no đến vậy mà sao khi ngửi thấy mùi này cảm giác như không ai kiểm soát được tuyến nước bọt của mình. Những chú cá được bắt ngay dưới lòng suối bay lên bếp nướng mới vàng ươm làm sao. Chúng tôi quyết định chọn một lán nghỉ phía cuối con đường để dừng chân trong lúc đợi những đĩa cá thơm ngon vừa mới đặt.

Gia đình nhỏ.

Gia đình nhỏ.

Cái nắng, cái gió không thể làm suy giảm mức độ “tươi không cần tưới” của các thành viên trong đoàn, ngay cả thành viên nhỏ tuổi nhất.

Hạnh phúc to.

Hạnh phúc to.

Cá ơi, sao lâu quá vậy, mọi con mắt đều đổ dồn về cô nướng cá nhưng câu trả lời nhận được hiện tại chỉ là “sắp được rồi”. Thôi thì đành phải đi check in trước khi trời trở nên quá nắng vậy.

Sắp được rồi các cháu ơi!

Sắp được rồi các cháu ơi!

Mạnh dạn lội xuống dòng suối mát lạnh những bức ảnh mang đậm phong cách riêng của từng người được tạo nên. Chẳng hạn như “Mẹ bồng con Style” hoặc “Nàng thơ nơi phố thị bên guồng nước Style”. Đội tạo dáng nghiệp dư chỉ được thế thôi các bạn ạ 😊.

Mẹ bồng con style.

Mẹ bồng con style.

Nàng thơ bên guồng nước Nà Khương

Nàng thơ bên guồng nước Nà Khương

Những đứa trẻ cũng có thể được bố mẹ dẫn đi tìm những chú cá nhỏ hoặc chú cua đang ẩn mình dưới những tảng đá nhỏ

Nào ta cùng đi tìm cua, tìm cá.

Nào ta cùng đi tìm cua, tìm cá.

Hoặc chị em phụ nữ có thể thuê những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Dao, Giáy, Lào…để tạo nên những bức ảnh kỷ niệm đáng nhớ.

Thiếu nữ người Dao trong bộ trang phục Lào.

Thiếu nữ người Dao trong bộ trang phục Lào.

Còn mấy anh con trai thường hy sinh để chụp ảnh cho các nàng thơ của mình hoặc thi thoảng tạo dạng theo phong cách “tiếu ngạo giang hồ” hoặc đơn giản chỉ là “người lái bè trên suối”.

Tiếu ngạo giang hồ style.

Tiếu ngạo giang hồ style.

Người lái bè trên suối.

Người lái bè trên suối.

Cuộc vui chỉ kết thúc khi nắng đã lên phía trên đỉnh đầu và những cái bụng đói meo đã sôi sùng sục, đĩa cá suối thơm ngon ăn kèm với rau rừng vặt ngay bên bờ suối, đĩa thịt gà bản, ít rau bắp cải và măng luộc chính là bữa trưa đơn giản nhưng tuyệt ngon.

Chúng tôi ai cũng ăn ngấu nghiến với tiêu chí “không để con cá, con gà nào lạc lại phía sau” và cuối cùng tất cả đều sạch banh. Nán lại một chút, mọi người trao cho nhau ngay những bức ảnh đẹp cho nóng hổi rồi tất cả chuẩn bị lên đường về Tam Đường khi đồng hồ đã điểm 14h chiều.

Bữa trưa bên bờ suối.

Bữa trưa bên bờ suối.

Vậy đó, chúng tôi đã có một buổi sáng đáng nhớ khi đến thăm guồng nước Nà Khương, tất cả dường như còn rất hoang sơ và nguyên vẹn nét văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây. Một địa điểm chưa quá ồn ào, chưa bị du lịch hóa. Bạn còn chần chừ gì nữa, hãy đến thăm nơi đây trong một ngày gần nhất nhé.

Một số chú ý khi đến thăm guồng nước Nà Khương

Đi bằng gì đến thị trấn Tam Đường?

Phương tiện di chuyển tối ưu là xe giường nằm, bạn thể liên hệ một vài nhà xe sau đây: Nhà xe Ngân Hà: 0345262626, nhà xe Thế Anh: 0971212525, nhà xe Phúc An: 0961215215, nhà xe Tân Việt Anh: 0372729292, nhà xe Hà Trang: 0967884582.

Một số khách sạn, nhà nghỉ tại thị trấn Tam Đường

Đến Tam Đường ăn ở đâu?