Du lịch tâm linh Chùa Ông Núi với tượng Phật Ngồi lớn nhất Đông Nam Á

69

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xanh mướt xinh đẹp, Bình Định còn có nhiều địa điểm thú vị khiến bất cứ ai ghé chân cũng đều phải nhung nhớ. Với xu hướng du lịch tâm linh ngày càng hot, đặc biệt trong những dịp lễ, tết, chắc chắn chúng ta đều không muốn bỏ qua Chùa Ông Núi nếu có cơ hội ghé Bình Định – Ngôi chùa có tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á.

Sau quá trình tham quan, mình thật sự muốn giới thiệu tới nhiều người biết tới Chùa Ông Núi vì sự hùng vĩ, vẻ đẹp cổ điển, thiêng liêng nhưng cũng hết sức hấp dẫn và hiện đại nơi đây.

Lý do đầu tiên khiến mình quyết định chọn ghé thăm Chùa Ông Núi là gì ư? Chắc chắn là vì 8 chữ “Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á”! Và có lẽ, sự tò mò, chờ đợi của mình là hoàn toàn hợp lý và được thỏa mãn sau chuyến đi ghé thăm nơi đây, và mình tin là bạn cũng vậy!

Du lịch tâm linh Chùa Ông Núi với tượng Phật Ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Hình ảnh tượng Phật tại chùa Ông Núi sừng sững giữa núi rừng | Ảnh: Nguồn: Dulich3mien

Lịch sử hình thành của Chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi, còn được gọi theo một cái tên khác là Linh Phong Sơn Tự. Theo mình tìm hiểu từ các bộ sử có ghi chép, chùa được xây dựng và hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Ngày đó, một nhà sư là Lê Ban tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu. Cũng chính lúc đó tại nơi này, ông dựng lên một am nhỏ lấy tên là chùa Dũng Tuyền. Thiền sư Lê Ban là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm trên núi tu luyện, lấy vỏ cây làm y phục. Ông hành thiện tích đức, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người, vì thế được nhân dân trong vùng rất kính trọng và gọi ông là Ông Núi. Đến năm 1733, chúa Nguyễn rất mến mộ tài đức của nhà sư này nên quyết định ban cho ông hiệu “Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư”, xây cất lại Dũng Tuyền tự. Ngôi chùa được tu sửa trở nên lớn hơn và lấy tên là Linh Phong thiền tự.

Thật đáng tiếc, do ảnh hưởng của chiến tranh, chùa Ông Núi bị tàn phá nặng nề, và hậu quả là chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt phía đông và một bửu tháp.

Cho tới cuối năm 1990 chùa mới được xây dựng lại một lần nữa theo thiết kế kiến trúc mái cổ lầu với lợp ngói ống. Ở trên nóc chùa là lưỡng long tranh châu, đôi cột trước điện có hình rồng cuộn. Dù đã phải trải qua nhiều biến cố của lịch sử và hậu quả của chiến tranh, ấy vậy mà ngôi chùa này vẫn luôn mang trong mình vẻ đẹp trang nghiêm, hài hòa với thiên nhiên pha lẫn chút cổ kính, sừng sững giữa đất trời và là điểm du lịch hấp dẫn cho tới ngày nay.

Chùa được tu sửa với thiết kế kiến trúc mái cổ lầu với lợp ngói ống

Chùa được tu sửa với thiết kế kiến trúc mái cổ lầu với lợp ngói ống | Ảnh: vntrip

Vị trí Chùa Ông Núi

Nhiều người lầm tưởng Chùa Ông Núi ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, nhưng thực tế chùa tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn cách khoảng trên dưới 30km.

Chùa nằm ở vị trí đắc địa, với cảnh tượng hùng vĩ và vẫn được mọi người miêu tả là “dựa núi – ngắm biển” khi phía sau chùa tựa lưng vào núi Bà vững chãi, phía trước trông ra đầm Thị Nại, xung quanh là non xanh nước biếc và xa xa là biển Đông.

Cách di chuyển đến chùa Ông Núi

Di chuyển đến chùa Ông Núi bằng phương tiện gì?

Khi tới thăm Chùa Ông Núi, bạn hoàn toàn có thể tự đi từ Thành phố Quy Nhơn theo Google Maps vì đường đi khá dễ và thuận lợi cho các phương tiện lưu thông: Đường Võ Nguyên Giáp → rẽ trái ở quốc lộ 198 → rẽ phải ở tỉnh lộ 640 → rẽ trái ở thôn Phương Chi → chùa Ông Núi Phù Cát Bình Định.

Di chuyển đến Quy Nhơn

Bạn có thể tham khảo các vé máy bay đi Quy Nhơn chỉ từ 1.700.000 VNĐ với các hãng bay Vietravel Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways.

Tại Quy Nhơn, máy bay sẽ hạ cánh tại sân bay Phù Cát. Sân bay Phù Cát hiện đang là cảng hàng không hỗn hợp (kết hợp giữa hàng không dân dụng và hàng không quân sự). Không chỉ có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, sân bay Phù Cát còn giúp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định.

Từ sân bay, muốn vào trung tâm thành phố sẽ mất khoảng 40-50 phút di chuyển tùy theo phương tiện, bạn có thể đi taxi, xe buýt:

Ngoài ra, So Sánh Tour cung cấp dịch vụ đưa đón sân bay, thuê xe du lịch để không mất thời gian chờ đợi hoặc tình trạng chặt chém, bạn có thể chủ động hơn trong việc di chuyển.

Những trải nghiệm đặc biệt tại Chùa Ông Núi

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Điểm nổi bật nhất trong khu di tích chùa Ông Núi chắc chắn cũng là thứ tất cả chúng ta tò mò: Bức tượng Đức Phật ngự trên đài sen cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Toàn bộ tượng đều được sơn trắng trang nhã và bắt mắt, tạo nên điểm nhấn riêng giữa bạt ngàn rừng núi và biển xanh, cũng khiến cho tổng thể cảnh vật thêm phần linh thiêng.

Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo và bảo tàng Xá Lợi Phật để du khách đến hành lễ, chiêm bái. Bạn chắc chắn sẽ bị ấn tượng bởi lối kiến trúc mang đậm văn hóa Việt Nam nhưng vẫn có nét hiện đại riêng mà không phải ngôi chùa nào cũng có.

Hình ảnh chùa Ông Núi nổi bật khi nhìn từ dưới giữa trời xanh

Hình ảnh chùa Ông Núi nổi bật khi nhìn từ dưới giữa trời xanh | Ảnh: Công ty TNHH Buddhist Art

Bức tượng Phật Chùa Ông Núi - Bức tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Bức tượng Phật Chùa Ông Núi – Bức tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á | Ảnh: Tràng An)

Có một điểm đặc biệt khi ghé Chùa Ông núi đó là, để tham quan tượng Phật khổng lồ, ta sẽ phải trải qua 600 bậc thang! Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì xung quanh dọc đường sẽ có các trạm nghỉ chân để bạn có thể nghỉ ngơi. Dọc bậc thang, ta sẽ được đắm chìm vào vẽ đẹp đặc trưng của mảnh đất Bình Định với hai bên là dãy núi đá đồ sộ xếp chồng lên nhau, uốn lượn như rồng đang quy chầu, khiến cho chúng ta cứ mải ngắm nhìn mà tiếp tục tận hưởng sự hùng vĩ của Chùa Ông Núi.

Leo lên tượng Phật phải đi qua 600 bậc thang | Ảnh: kenhhomestay

Lên gần đến tượng, bạn sẽ thấy hai bên có tượng Thập Bát La Hán, và chắc chắn, không ai có thể ngừng cảm thán khi hi đến chân tượng và ngắm nhìn cảnh vật kì vĩ nơi đây.

Từ trên cao, phóng tầm mắt ra xa, thành phố Quy Nhơn thu nhỏ sẽ hiện lên trong tầm mắt bạn với màu xanh ngát của biển và trời, như hòa lẫn làm một, tạo nên cảm giác gắn kết tới lạ thường. Dưới chân tượng là một vòng tròn rộng như ôm lấy toàn ngôi chùa này, khiến nó trở nên thật bí ẩn, nhưng cũng thật an toàn giữa cảnh vật núi non hùng vĩ nơi đây. Khi ấy, bạn sẽ ngỡ thấy rằng mình thật là nhỏ bé và an tâm biết bao nhiêu.

Ngắm cảnh vật kỳ vĩ từ Tượng Phật

Ngắm cảnh vật kỳ vĩ từ Tượng Phật | Ảnh: basantourist

Trải nghiệm lễ hội tại Chùa Ông Núi

Vào 24 và 25 tháng Giêng Âm lịch hàng năm Lễ hội chùa Ông Núi thường diễn ra, thu hút rất nhiều người dân địa phương và những người nơi khác tới tham quan và lễ thờ, cầu bình an cho gia đình và người thân.

Tại Chùa Ông Núi, có một nơi mà không phải ai cũng biết khi ghé qua và mình may mắn gặp được một người dân kể lại – Hang Tổ. Nơi đây, được người dân bản địa truyền miệng là nơi ngồi thiền của ông Núi, hàng ngày ngồi tụng kinh niệm phật. Và ngày nay trong hang Tổ, người dân địa phương cùng các đệ tử của sư Lê Ban đã đặt bàn thờ cùng với một pho tượng có tên “Mộc Y Sơn Ông” (mang ý nghĩa là Ông Núi mặc áo vỏ cây) để thờ cúng và tưởng nhớ.

Đường lên Hang Tổ - nơi ngồi thiền ngày xưa của ông Núi

Đường lên Hang Tổ – nơi ngồi thiền ngày xưa của ông Núi | Ảnh : HiQuyNhon

Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín và xếp cạnh nhau như một ngôi nhà. Bên trong hang là những vách đá tự nhiên, tạo nhiều khoảng không gian thông nhau như những căn phòng, phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu tầm 5m. Không chỉ là vẻ đẹp tâm linh, cảnh vật của Hang Tổ chắc chắn cũng là bạn ấn tượng và ngỡ ngàng với những tạo hình thiên nhiên hết sức ấn tượng và đẹp mắt.

Dù là du lịch, nhưng bạn hãy lưu ý một số điều sau khi tới thăm chùa Ông Núi để có trải nghiệm đáng nhớ và nhận ra những vẻ đẹp tuyệt vời của kiến trúc và cảnh vật nơi đây:

Trên đây là những thông tin thú vị về Chùa Ông Núi. Đừng quên tiếp tục theo dõi So Sánh Tour để tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn khi đặt vé máy bay và phòng khách sạn nhé!