Thác Kon Bông – Hùng vĩ giữa đại ngàn

42

Khu vực quanh vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) là vùng đất của đại ngàn với rừng rậm, suối sâu, thác cao. Bước vào đây, bạn như lạc vào thế giới của những bộ phim huyền thoại xa xưa. Tất cả đều đẹp hoang sơ, chưa bị khai thác du lịch như nhiều nơi khác. Trong đó, thác Kon Bông thành một điểm nhấn, một nơi dừng chân tuyệt đẹp giữa đại ngàn.

Cách tới thác Kon Bông

Thác Kon Bông thuộc địa phận xã Đắk Rong, huyện Kbang. Địa danh đã có chỉ dẫn ở Google map, bạn có thể đi theo chỉ dẫn này. Đây là địa danh còn hoang sơ, ít người biết tới. Con đường tới thác đi qua nhiều cánh rừng, bản làng hoang sơ. Có lúc bạn cảm tưởng như lạc vào thế giới khác. Chuyến đi tìm thác nhưng thực ra là chuyến đi thăm một khu bảo tồn thiên nhiên tuyệt đẹp. Vì thế, tới đây, bạn có thể đi thăm thêm nhiều địa danh khác của Kbang để có một chuyến đi hoàn hảo.

Chuyến đi của mình bắt đầu từ trung tâm thành phố Pleiku. Mình đi thẳng qua huyện Mang Yang. Đường đi qua các rừng thông với con đèo Mang Yang trứ danh. Sau đó, mình rẽ vào huyện Kbang. Từ đây, khung cảnh chuyển qua đẹp tuyệt với các con hoang sơ, đặc biệt là đường Đông Trường Sơn huyền thoại. Khi tớitrung tâm huyện Kbang, bạn tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc trên tuyến đường Đông Trường Sơn. Khoảng cách tầm 65 km. Nói chung, đây không phải chặng đường ngắn. Đường đi khá vắng, cần mua đồ ăn, đổ xăng ngay ở những khu thị trấn trung tâm (nếu bạn không muốn dắt bộ trong rừng). Tuy nhiên, cảnh quan trên đường sẽ làm bạn quên hết. Bạn qua những xã Sơ Pai, Sơn Lang, Đăk Roong – đây đều là nơi có bản làng giàu bản sắc của người dân tộc Bana. Tới đoạn xã Đăk Roong sẽ có bản chỉ đường rõ ràng nên bạn không phải lo.

Thác Kon Bông

Đường qua Mang Yang có rừng thông rất đẹp

Thác Kon Bông
Thác Kon Bông

Đường Đông Trường Sơn đầy mây trời

Thác Kon Bông

Một ngôi nhà của người Bana

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Kon Bông

Thác Kon Bông có mặt thác rộng, chia thành nhiều tầng bậc tạo nên khung cảnh rất tráng lệ. Chiều cao thác lên đến 40m, chiều rộng gần 25m. Nhìn từ xa đã thấy âm thanh ào ào của dòng chảy, lại gần, mình phải ồ lên vì vẻ đẹp sừng sững và hiên ngang của thác Kon Bông in trên nền trời. Lượng nước ở thác luôn nhiều, nhưng nhiều nhất vào mùa mưa tháng 7, 8. Dòng nước chảy xuống ba bậc đá trong giống như những dải lụa trắng mềm mại. Bên cạnh mặt thác chính, hai bên thác là cánh rừng bạt ngàn xanh mướt. Xung quanh thác được bao bọc bởi những vách đá, phiến đá và nhiều cây cổ. Lại gần thác, bạn sẽ thấy bọt tung trắng xóa, tạo nên một lớp sương bao phủ cả dòng thác. Đứng gần thác một lúc là bạn đã ướt hết.

Thác Kon Bông
Thác Kon Bông

Thác Kon Bông hùng vĩ giữa núi rừng

Xuôi theo dòng thác chảy, ngay dưới chân thác hình thành một hồ nước nhỏ. Mặt hồ xanh thắm như làm ngưng đọng bức tranh ào ạt của thác nước. Dòng chảy từ hồ tiếp tục nối tiếp sang các khe suối nhỏ róc rách. Toàn bộ khung cảnh: Suối, đá, rừng cây in trên nền trời xanh tạo nét đẹp hài hòa, trữ tình mà hùng vĩ.

Thác Kon Bông

Hồ nước ngay dưới chân thác

Thác Kon Bông
Thác Kon Bông

Suối đá tuyệt đẹp từ dòng chảy của thác

Các hoạt động trải nghiệm tại thác Kon Bông

Đây là địa điểm vui chơi của người dân trong vùng. Hầu như khách du lịch xa chưa biết tới địa danh này. Mọi dịch vụ ở đây hầu như chưa có. Nếu muốn vui chơi ở đây, bạn cần tự túc hết các phương tiện. Ở trong bản gần đó cũng có dịch vụ cho thuê loa kéo, làm đồ ăn với số lượng hạn chế, bạn có thể liên hệ trước khi tới đó. Vậy bạn có thể trải nghiệm gì ở thác Kon Bông?

Thác Kon Bông

Một góc trong căn nhà của người dân tộc Bana

Điều chưa vui

Cũng như nhiều cảnh đẹp khác ở Tây Nguyên, thác Kon Bông cũng chịu nạn xả rác bừa bãi từ người dân. Số lượng người đến đây picnic đông đồng nghĩa với lượng rác thải xả ra lớn. Hầu hết là đồ ăn, chai lọ, vỏ bim bim. Có những đồ ăn dở vứt ra làm thối om một đoạn suối. Hơn nữa, vào thời gian cao điểm, người dân thi nhau bật loa kéo làm không gian rất ồn ào. Mình nghĩ người dân tới đây cần nâng cao ý thức thì mới giữ gìn được vẻ đẹp của thác Kon Bông. Dù thác còn hoang sơ song nếu không giáo dục ý thức người dân thì nơi đây sớm thành bãi rác. Việc thu hút du lịch ở Tây Nguyên phải đi kèm việc giúp người dân ở đây, nhất là người dân tộc có ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Nếu muốn tìm âm hưởng hoang dại của Tây Nguyên như trong các bài hát đã từng nghe, bạn phải tới với các con thác trong đại ngàn. Nó ghi dấu lên từng bậc đá sự hào sảng của thiên nhiên muôn đời nay. Dừng chân ở đây, bạn như được tiếp thêm khí chất Tây Nguyên ấy. Có lẽ vì thế mà những con người tự do hay tìm đến vùng đất này. Hãy tới đây và cảm nhận bạn nhé!