Khám phá Đền Kỳ Cùng – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đất Lạng

30

Khi hành hương đến Lạng Sơn, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua đó chính là đền Kỳ Cùng. Nơi đây là một trong những ngôi đền linh thiêng thờ Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh – vị quan thứ năm trong Tôn Quan thời Trần và nơi đây cũng thờ các vị Tứ Phủ. Vậy kinh nghiệm khi đi dâng lễ tại Đền Kỳ Cùng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu đôi nét về đền Kỳ Cùng

Đền Kỳ Cùng hiện tọa lạc tại phường Vĩnh Trại, nằm ở phía Bắc của dòng sông Kỳ Cùng. Đây được xem là một trong những vị trí linh thiêng thờ thần Giao Long – một vị thần giữ cho quanh năm mưa thuận, gió hoà.

Trong đền có bến đá Kỳ Cùng được công nhận là một trong tám cảnh đẹp có tại Lạng sơn. Trước kia, người ta tương truyền rằng đây là nơi của thần Giao Long, giữ sông nước, làm mưa thuận gió hoà suốt năm.

Đền Kỳ Cùng - vị trí linh thiêng thờ thần Giao Long - một vị thần giữ cho quanh năm mưa thuận, gió hoà

Đền Kỳ Cùng – vị trí linh thiêng thờ thần Giao Long – một vị thần giữ cho quanh năm mưa thuận, gió hoà @Wikipedia

Theo lịch sử ghi chép, đền Kỳ Cùng có từ rất lâu nhưng không biết ai xây và năm thành lập của đền. Chỉ biết được đây là ngôi đền nhỏ dựng bằng đất để thờ thần cai quản vùng đất này, phù hộ cho dân chúng làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi chép về đền Kỳ Cùng như sau: “Ở bên tả sông Kỳ Cùng thuộc xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng có con giao long thành thần đào hang ở đây, đền rất thiêng, nhiều lần được phong tặng”.

Tượng Trần triều Đại vương (Tuần Tranh) bên trong đền

Tượng Trần triều Đại vương (Tuần Tranh) bên trong đền @Wikipedia

Về sau, đền thờ thần Giao Long được thay bằng quan Đệ Ngũ Tuần Tranh, bởi trong tâm thức người dân xứ Lạng, sự tích đền Kỳ Cùng gắn với truyền thuyết rằng quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là con của Bát Hải Động đình, giáng trần xuống ở thời nhà Trần, được vua cử lên trấn thủ Lạng Sơn chỉ huy đánh giặc. Vì thua trận, ông bị vu cáo về tội quyến rũ vợ người khác nên đã thả mình xuống sông Kỳ Cùng để tự vẫn, chứng minh sự trong sạch của mình.

Hình ảnh một góc bên trong đền

Hình ảnh một góc bên trong đền @XimGO

Thấu được nỗi oan của ông, thần linh đã hoá phép ông thành 2 thần là ông Cộc ngự tại đền để cai trị, điều phối sông nước. Nỗi oan của ông sau này cũng được Thân Công Tài – vị tướng thời Lê chứng minh trong sạch. Thần Công Tài là một nhân vật có công lao to lớn với nhân dân và cũng là một danh nhân văn hoá thời bấy giờ.

Tới nay, đền Kỳ Cùng đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp nhà nước.

Tham quan gì tại đền Kỳ Cùng?

Đây là một trong những di tích lịch sử vô cùng linh thiêng được rất nhiều du khách quan tâm khi đến với Lạng Sơn. Khi đến với đền du khách để được chiêm ngưỡng lối kiến trúc thời xưa cùng nhiều cổ vật lưu truyền lại từ hàng ngàn đời nay.

Toạ lạc tại chính giữa trung tâm sầm uất của thành phố Lạng Sơn. Kiến trúc của đền được xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh tương tự như những ngôi đền khác, gồm 3 cửa vòm và 2 trụ gạch vuông. Phía trên được trang trí bằng nhiều hoa văn đắp nổi, trên cùng là tam khí bao gồm đỉnh và hoa thờ ở 2 bên. Mặt ngoài của đền sẽ hướng ra dòng sông Kỳ Cùng.

Chính diện của đền Kỳ Cùng

Chính diện của đền Kỳ Cùng @Mytourblog

Phía trong đền gồm nhiều hoành phi, đại tự được xây dựng từ thời nhà Lê với rất nhiều cổ vật mang giá trị tâm linh như ngai, tán, chuông, lọng, đỉnh đồng, tượng cổ,… Ngoài tượng quan Tuần Tranh được thờ ở điện chính thì đền còn có thêm gian thờ Quan Âm, Thánh Mẫu.

Đền Kỳ Cùng - di tích lịch sử vô cùng linh thiêng được rất nhiều du khách quan tâm khi đến với Lạng Sơn

Đền Kỳ Cùng – di tích lịch sử vô cùng linh thiêng được rất nhiều du khách quan tâm khi đến với Lạng Sơn @VOV

Ở sân đền còn sót lại bến đá, đây là một trong 8 cảnh đẹp được công nhận trong Trấn doanh bát cảnh ở Lạng Sơn. Theo nhiều sử sách ghi lại, ngày xưa các sứ giả đi qua Trung Quốc, khi qua bến đá này đều phải sửa soạn lễ vật dâng hương cầu cho chuyến đi được bình an, thành công.

Du khách và người dân địa phương ghé thăm cầu nguyện tại đền

Du khách và người dân địa phương ghé thăm cầu nguyện tại đền @Wikipedia

Ngoài ra, tại đền Kỳ Cùng còn thờ Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh. Đây cũng là một trong những vị thần được nhân dân thờ phụng tại đền.

Tại đây, khi có tiệc, lễ Tứ Phủ dân làng thường thỉnh về ngự. Khi ngự lên đồng, ông sẽ mặc trang phục lam thêu rồng, mang hồ phù, làm lễ, khai quang. Sau đó, ông sẽ chứng sớ rồi múa thanh long đao.

Tại các điện khác, khi mở phủ hoặc có lễ tiệc nào đó người ta đều đợi giá Quan Đệ Ngũ sau lúc thỉnh các quan lớn để chứng hết toàn bộ đàn mã rồi đem đi hoá vàng.

Nên đi đền Kỳ Cùng vào thời điểm nào?

Hàng năm, vào ngày 22 đến 27 tháng Giêng, người dân tại đây sẽ tổ chức lễ hội đền Kỳ Cùng lớn nhất Lạng Sơn. Đồng thời, cũng mở ra khoảng không gian giao lưu văn hoá cổ truyền.

Đặc sắc lễ hội tại đền Kỳ Cùng

Đặc sắc lễ hội tại đền Kỳ Cùng @VOV

Thông thường, đúng vào giờ Ngọ ngày 22 sẽ tiến hành phần lễ khởi đầu với lễ rước kiệu Tuần Tranh nhằm tạ ơn nghĩa báo đáp với Thân Công Tài tại đền Tả Phủ.

Nghi lễ này bắt đầu từ sự tích Thần Công Tài đã hóa giải nỗi oan khuất cho Tuần Tranh như chúng tôi đã kể ở trên. Đến giờ Ngọ ngày 27 tháng Giêng, dân địa phương sẽ làm lễ tiễn biệt để rước kiệu Tuần Tranh về lại đền Kỳ Cùng.

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thể hiện sự tri ân của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đối với các vị tiền nhân có công lớn trong việc bảo vệ bờ cõi đất nước

Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ thể hiện sự tri ân của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đối với các vị tiền nhân có công lớn trong việc bảo vệ bờ cõi đất nước @VOV

Vào những thời điểm như ngày rằm, mồng một hay lễ hội, đền Kỳ Cùng sẽ đón tiếp một lượng khách du lịch rất lớn đến tham quan và giao lưu văn hoá. Khi đến đây, khách du lịch thường mua lễ vật gọn gàng để dâng lên các vị thần mong được phù hộ bình yên, may mắn, thuận lợi và thành công trong công việc.

Khách du lịch khi đến với đền Kỳ Cùng thường đặt bánh oản để làm lễ vật dâng lên đền Kỳ Cùng

Khách du lịch khi đến với đền Kỳ Cùng thường đặt bánh oản để làm lễ vật dâng lên đền Kỳ Cùng @Vietnamnet

Khách du lịch khi đến với đền Kỳ Cùng thường đặt bánh oản để làm lễ vật dâng lên đền Kỳ Cùng. Đây không chỉ là thứ bánh mang đậm nét văn hoá của người dân nơi đây mà còn thể hiện được ý nghĩa tâm linh khi được thiết kế với hình thù đặc trưng và ý nghĩa.

Hiện nay, để phát triển thêm ý nghĩa của món bánh này, nhiều nghệ nhân đã thiết kế, tạo hình thù nghệ thuật để tăng thêm phần ý nghĩa nhưng không thay đổi được cái gọi là thứ bánh mang đậm hồn dân tộc.

Nghỉ chân ở đâu tại đền Kỳ Cùng

Khi đến Lạng Sơn để ghé thăm đền Kỳ Cùng, khách du lịch đều lựa chọn những khách sạn ở trung tâm thành phố để thuận lợi cho việc di chuyển đến những địa điểm tham quan gần đó. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn một vài khách sạn tại Lạng Sơn để du khách lựa chọn nhất.

SOJO Hotel Lang Son

Khách sạn SOJO Hotel Lang Son tọa lạc ngay trung tâm thành phố. Nơi du khách có thể dễ dàng kết nối và khám phá những di tích lịch sử, địa điểm tâm linh. Đây là một trong số lựa chọn hàng đầu của giới trẻ khi đến với Lạng Sơn.

Khu trò chơi được thiết kế sinh động tại SOJO

Khu trò chơi được thiết kế sinh động tại SOJO @booking.vn

Ở đây, bạn sẽ được trải nghiệm không gian sống sang chảnh để ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Ngoài ra còn có các dịch vụ nhà hàng, quầy bar, khu luyện tập thể dục thể thao cực tiện lợi. Đặc biệt, khu trò chơi được thiết kế sinh động, gồm nhiều tựa game tuổi thơ chắc chắn đem lại cho du khách nhiều cảm xúc bồi hồi.

Phòng nghỉ với view triệu đô tại khách sạn

Phòng nghỉ với view triệu đô tại khách sạn @Sojohotel

Four Points by Sheraton Lang Son

Four Points by Sheraton Lang Son là khách sạn 5 sao tọa lạc ngay trung tâm thành phố Lạng Sơn.Sở hữu vị trí đắc địa, thuận lợi, du khách có thể tận hưởng một chuyến đi tuyệt vời, trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp và sang trọng với phòng nghỉ tiện nghi, hiện đại bậc nhất xứ Lạng.

Không gian phòng nghỉ tại khách sạn

Không gian phòng nghỉ tại khách sạn @Marriot.com

Muong Thanh Luxury Lang Son Hotel

Muong Thanh Luxury Lang Son Hotel là khách sạn mang trong mình sự đột phá và khẳng định được chất lượng đẳng cấp của mình thông qua hệ thống dịch vụ, phòng nghỉ dưỡng sang trọng như nhà hàng, gym, spa, karaoke,… Đây sẽ là một trong những giải pháp toàn diện phục vụ du khách trong chuyến đi thưởng ngoạn vùng Tây Bắc này.

Phòng nghỉ tại Mường Thanh đầy đủ tiện nghi để du khách tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng thoải mái

Phòng nghỉ tại Mường Thanh đầy đủ tiện nghi để du khách tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng thoải mái @Mường Thanh hotel

Đến tham quan đền Kỳ Cùng thì ăn gì?

Khi viếng thăm đền Kỳ Cùng, khách du lịch thường lựa chọn những địa điểm gần đền để thưởng thức những món ăn đặc trưng của người dân Lạng Sơn. Dưới đây là một số món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây nhé!

Phở chua

Với hương vị hấp dẫn, mang đậm nét ẩm thực vùng Tây Bắc, phở chua Lạng Sơn được nhiều người đánh giá có mùi vị cực kỳ đặc trưng mà không phải vùng đất nào cũng có thể chế biến được.

Phở chua gồm phần khô và phần nước. Phần khô được làm với bánh phở dẻo, dai kết hợp với xá xíu, dưa chuột, lạc rang. Phần nước sẽ làm từ dấm, tỏi, đường cùng những gia vị đặc trưng khác mang đến cho người dùng một bát phở thanh ngọt, ăn nhiều mà không thấy ngấy.

Phở chua Lạng Sơn

Phở chua Lạng Sơn @Cooky TV

Bánh áp chao

Đây được xem là đặc sản tại vùng đất Lạng Sơn mà du khách không thể nào bỏ qua. Với nguyên liệu chính là thịt vịt, ăn kèm với mắm đu đủ, dấm, ớt mang đến một hương vị độc đáo không thể chối từ. Khi thưởng thức món bánh áp chao trên tay, du khách có thể cảm nhận được vị dẻo của bột nếp cùng vị ngọt thanh của thịt vịt.

Bánh áp chao, đặc sản tại vùng đất Lạng Sơn mà du khách không thể nào bỏ qua

Bánh áp chao, đặc sản tại vùng đất Lạng Sơn mà du khách không thể nào bỏ qua @aFamily

Nem nướng Hữu Lũng

Nhắc đến ẩm thực Lạng Sơn thì không thể nào không nhắc đến món nem nướng Hữu Lũng cực kỳ hấp dẫn. Nem được làm từ thịt và bì lợn thái nhỏ, trộn với thính và gói bằng lá chuối. Sau đó, giữ cho lên men và nướng trên bếp than cực kỳ hấp dẫn.

Nem nướng Hữu Lũng cực kỳ hấp dẫn

Nem nướng Hữu Lũng cực kỳ hấp dẫn @Đặc sản thôn quê

Khâu nhục

Đây được xem là món ăn đặc sản của vùng đất này. Mặc dù nguyên liệu chế biến khá quen thuộc chỉ từ thịt ba chỉ, tuy nhiên món ăn lại trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn khi được tẩm ướp bằng những nguyên liệu gia truyền, mang đến một hương vị mới lạ, hấp dẫn không thể quên.

Khâu nhục - món ăn đặc sản của vùng đất Lạng Sơn

Khâu nhục – món ăn đặc sản của vùng đất Lạng Sơn @One Steak