Một ngày khám phá làng Chăm Châu Phong – An Giang

51

Theo thống kê, toàn tỉnh An Giang có tới 11 làng Chăm với khoảng 3500 hộ dân sinh sống. Tuy nhiên, không nhiều trong số đó là điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Nếu du lịch An Giang và muốn khám phá đời sống cũng như văn hóa người Chăm, hãy nhớ đến bạn nhé!

Nguồn gốc làng Chăm Châu Phong

là một khu làng nhỏ tập trung những người dân tộc Chăm sinh sống. Ngôi làng này nằm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Vì nằm bên bờ Châu Giang nên nó còn có tên gọi là làng Chăm Châu Giang. Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của những người Chăm ở đây.

Theo tài liệu xưa ghi lại, người Chăm An Giang có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa – Ninh Thuận. Khi chiến tranh, họ di cư lánh nạn tới Kampong Chàm của Campuchia. Sau đó lại di cư về Việt Nam và định cư ở An Giang ngày nay. Hiện vẫn còn một bộ phận người Chăm ở Campuchia sống xung quanh Biển Hồ.

Có thông tin cho rằng, người Chăm từ vùng duyên hải miền Trung đã có mặt tại vùng đất này từ hồi chinh chiến cùng quân đội chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1699.

làng Chăm Châu Phong

Những đứa trẻ trong làng @truyenhinhvov.vn

Bên cạnh đó cũng có thông tin Người Chăm tại Châu Giang không xuất phát cùng một gốc tích. Cộng đồng của họ gồm nhiều tộc người đến từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Campuchia. Họ dùng ngôn ngữ khác nhau và dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chung để trao đổi.

Trong số các làng Chăm ở An Giang, chính là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Đó là tập tục sinh sống ở nhà sàn, theo tín ngưỡng Hồi giáo, duy trì nghề dệt thổ cẩm… Bạn biết không, ngôi làng này còn chính là cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ nữa đấy.

Cách di chuyển đến làng Chăm Châu Phong

Bạn có thể đặt vé máy bay đi Cần Thơ, các tấm vé máy bay Hà Nội Cần Thơ (1.288.200đ/người), vé máy bay Đà Nẵng Cần Thơ (672.600đ/người), vé máy bay Huế Cần Thơ (1.721.200đ/người),… đang có nhiều chương trình ưu đãi tại So Sánh Tour. Từ Cần Thơ bạn bắt xe khách đến thành phố Châu Đốc là tiện nhất.

Du khách từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc muốn thăm làng Chăm Châu Phong sẽ cần đặt vé máy bay đi Sài Gòn, cụ thể vé máy bay Hà Nội Sài Gòn đang có giá 991.000đ/người, vé máy bay Đà Nẵng Sài Gòn là 672.600đ/người, vé máy bay Vinh Sài Gòn khoảng 833.000 đ/người.

Với các bạn xuất phát từ Sài Gòn, có thể bắt xe về thành phố Châu Đốc An Giang. Làng chăm Châu Phong chỉ cách Châu Đốc một con sông với khoảng cách 5km đường bộ và 3,5 km đường sông. Nếu xuất phát từ thành phố Châu Đốc, bạn có thể di chuyển theo 1 trong 2 cách:

làng Chăm Châu Phong

Bến phà Châu Giang @foody.vn

Có gì hấp dẫn ở làng Chăm Châu Phong?

Khám phá nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Du khách sẽ như lạc vào thế giới khác ngay từ khi bước những bước đầu tiên vào làng Chăm. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống hàng trăm năm của người Chăm An Giang. Có thể thấy thổ cẩm ở đây khá giống thổ cẩm của người Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây vẫn là một nghề chính, bên cạnh nghề đánh bắt thủy hải sản của người dân nơi đây.

làng Chăm Châu Phong

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống @truyenhinhvov.vn

Khám phá nghề làm trang sức truyền thống

Bên cạnh nghề dệt, người dân còn có nghề làm trang sức thủ công. Du khách đến đây có thể ngắm nghía, lựa chọn các loại vòng, bông tai, dây chuyền được làm tỉ mỉ vô cùng bắt mắt. Đây là những món quà tặng độc đáo và tuyệt vời nếu du khách muốn mua về làm quà tặng người thân, bạn bè.

Khám phá kiến trúc nhà Chăm Châu Giang

Tại ngôi làng này, người dân vẫn sống trong những ngôi nhà sàn gỗ hàng trăm năm tuổi. Nhà sàn ở đây được xây cất rất cao và nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, giáng hương… Ngôi nhà được thiết kế thoáng rộng, tinh tế. Thường sẽ có 2 loại nhà 4 gian và 5 gian.

Theo phong thủy, nhà người Chăm nơi đây luôn quay mặt về hướng Nam và có một cái thang bằng gỗ để đi lên đi xuống. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người để khi người lạ vào nhà phải cúi thấp với ý chào chủ nhà. Trong nhà không có bàn ghế, khách đến chơi ngồi chiếu hoặc thảm.

làng Chăm Châu Phong

Nhà của người Chăm ở làng @sgtiepthi.v

Tìm hiểu tập tục của người đạo Hồi

Người dân theo đạo hồi nên mọi tập tục của họ có thể làm bạn tò mò muốn khám phá. Đàn ông ở đây mặc xà rông, đàn bà mặc váy. Đàn ông đội mũ, phụ nữ đội khăn Mat’ra. Đàn ông ở đây không uống rượu. Phụ nữ ở đây thường không được ra ngoài. Họ có tập tục không ăn thịt heo, không đeo vàng trên người.

làng Chăm Châu Phong

Người Chăm ở đây theo đạo Hồi @dulich.laodong.vn

Tham quan thánh đường Mubarak – Di sản quốc gia

Vì người Chăm ở đây theo đạo hồi nên ở ngôi làng của họ có một thánh đường có tên là Mubarak. Đây là một thánh đường đẹp và đã được công nhận là di sản quốc gia. Một thánh đường vừa tôn nghiêm, vừa lộng lẫy đã khiến bao du khách đến đây phải trầm trồ. Kiến trúc độc đáo với vô vàn góc “sống ảo” biến nơi đây trở thành điểm tham quan hấp dẫn hàng đầu ở .

làng Chăm Châu Phong

Thánh đường Mubarak @sgtiepthi.vn

Thưởng thức đặc sản người Chăm Châu Phong

Nếu đã đến đây, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những đặc sản địa phương nổi tiếng nhé! Những món ăn truyền thống của người Chăm Châu Phong mà nhất định bạn nên thử là món cơm nị và cà púa. Cơm nị nấu từ gạo và sữa. Cà púa chế biến từ thịt bò rượu, gừng, nước cốt dừa, cà ri, hành, động phộng… Chiều đến, trên đường làng sẽ xuất hiện những gánh hàng rong. Đây là lúc du khách có thể thưởng thức nào bánh tắm, nào bánh chuối, nào xôi sắn thơm ngon.

làng Chăm Châu Phong

Món cơm nị của người Chăm @langthangangiang.com

Lưu ý khi tham quan làng Chăm Châu Phong

là một điểm đến hấp dẫn mà bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu bỏ qua trên hành trình khám phá An Giang. Nếu có dịp du lịch An Giang, nhớ ghé thăm làng Chăm bạn nhé! Nhanh tay đặt vé máy bay tại So Sánh Tour rồi vi vu thôi nào các bạn ơi.