Đền Tiên La – Ngôi đền lâu đời của vùng đất Thái Bình

28

Việt Nam – đất nước của những chuyến đi, vậy bạn đã check in hết tất cả các địa danh nổi tiếng của Việt Nam hay chưa? Nếu chưa thì bạn hãy đến với , một địa điểm sẽ giúp bạn có những trải nghiệm du lịch tâm linh trên cả tuyệt vời. Đến với với đền Tiên La Thái Bình bạn sẽ cảm nhận được kiến trúc xưa cổ kính cùng với những lễ hội đặc sắc tại đây. Và hãy cùng So Sánh Tour điểm qua những điểm nổi bật của ngôi đền cổ này nhé!

Một số thông tin về Đền Tiên La

được xây dựng tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà của tỉnh Thái Bình. Nơi đây vẫn còn lưu truyền về một nữ tướng xuất sắc mang tên Vũ Thị Thục (17 – 43) hay còn thường được gọi là Thục Nương – một danh tướng thời khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong trận khởi nghĩa năm 40, với khả năng của mình bà đã được phong danh là “Đông Nhung Đại Tướng Quân”. Đây là một ngôi đền được người dân xây dựng lên để thờ Bát Nạn Tướng Quân (Tướng quân phá nạn cho dân – còn gọi là Bát Nàn hay Bát Não).

đền tiên la

Đền Tiên La nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của Thái Bình. @dulich.thaibinh

Tuy nhiên, sau đó quân của Hai Bà Trưng bị thất bại nặng nề, khi nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang đánh nước ta. Năm 43, trong trận chiến cuối cùng, nữ tướng Bát Nạn cùng quân sĩ đã hy sinh. Nhân dân thương tiếc, đã lập đền thờ để tưởng nhớ công đức của Bà. Năm 1986, đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Hiện nay, ngôi đền được xem là biểu tượng tiêu biểu của tỉnh Thái Bình.

Nên đến đền Tiên La khi nào?

Thái Bình là một tỉnh nằm ở khu vực miền Bắc nước ta, là một tỉnh được nhắc đến với những cánh đồng lúa trải dài và không gian bình yên của làng quê dân dã. Bên cạnh hai mùa mưa – nắng thì Thái Bình còn sở hữu tiết trời se lạnh vào những tháng cuối năm của Bắc Bộ. Mỗi mùa, Thái Bình sẽ có những nét đẹp riêng về thiên nhiên và văn hóa, chắc chắn sẽ làm bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Thời gian đẹp nhất khi đi du lịch Thái Bình vào khoảng từ cuối tháng 12 đến tháng 5 hàng năm. Đi du lịch Thái Bình trong thời điểm này, bạn có thể ngắm được mùa lúa vàng về trên những cánh đồng trải dài. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp hoang sơ của vùng biển nơi đây.

Cách di chuyển đến đền Tiên La Thái Bình

Di chuyển từ khu vực miền Bắc

Thái Bình là tỉnh thuộc khu vực miền Bắc, do đó, bạn có thể dễ dàng đi đến đây từ các tỉnh lân cận. Đi từ Hà Nội, bạn có thể chọn đi xe máy hoặc xe khách, vì đường hướng về Thái Bình là đường quốc lộ, rất dễ dàng cho bạn có một chuyến vi vu xuống đây. Không những vậy, khi di chuyển từ Hải Phòng hay Hải Dương cũng dễ dàng và thuận tiện không kém.

cách trung tâm thành phố Thái Bình 31 km về hướng Tây Bắc. Vậy nên khi đến đền Tiên La ở Thái Bình bằng xe máy, bạn nên có sự chuẩn bị trước về đường đi để thuận tiện cho việc di chuyển.

đền tiên la

Đền Tiên La Thái Bình – địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ lỡ. @dulich.thaibinh

Di chuyển từ khu vực miền Trung và Nam

Nếu bạn đang sinh sống ở khu vực các tỉnh từ miền Trung đổ vào Nam thì việc di chuyển đến Thái Bình phải bắt đầu từ việc đặt vé máy bay đi Hà Nội, sau đó từ Hà Nội bạn di chuyển ra các bến xe khách để đặt xe đi đến Thái Bình. Nhanh nhanh truy cập ngay So Sánh Tour để có thể “săn” được những ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn đồng thời đặt được vé máy bay dễ dàng hơn.

Những điểm đặc biệt ở đền Tiên La

Chiêm ngưỡng kiến trúc xây dựng

được xây dựng tại thôn Tiên La của tỉnh Thái Bình với diện tích khoảng 6000 m2. Mặt trước của đền Tiên La hướng sông Tiên Hưng. Trải qua nhiều lần tu sửa, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp. Toàn bộ ngôi đền làm theo đúng cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh”, theo đúng kiểu cổ được thể hiện trong từ cái cột, cái kèo đến đao mái uốn cong và mang dáng hình con rồng bay lên hoặc là hình dáng của Lưỡng Long Chầu Nguyệt.

đền tiên la

Một góc bên trong đền Tiên La. @thaibinhtv

có ba tòa điện chính là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện hay còn gọi là Hậu Cung. Trước khi qua cổng là Tam quan ngoại, vào đến sân đền là Tam quan nội và hai bên có Lầu Cô, Lầu Cậu.

đền tiên la

Không gian bên trong đền Tiên La.@thaibinhtv.vn

Đi tiếp sẽ đến Đại Bái của đền, nơi đây được chia ra làm 5 gian khác nhau, nội thất được làm từ gỗ và được chạm khắc với các họa tiết của Tứ linh “Long – Lân – Quy – Phượng” xen với hình ảnh của Tứ quân tử hay Tứ quý là “Mai – Cúc – Trúc – Thông”. Ở đây còn có những bức đại tự có nội dung ca ngợi Trưng Vương và công đức, tài sắc của nữ tướng Bát Nạn.

đền tiên la

Khu vực chính điện của đền Tiên La.@thaibinhtv.vn

Đi tiếp là nhà Trung tế của , được xây dựng theo kiểu kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Điều đặc biệt ở đây là toàn bộ vật liệu xây dựng đều bằng đá như hệ thống cột, xà, kèo… Hình tượng chạm khắc rất tinh xảo, trong đó 4 cột cái chạm hình Tứ linh, 12 cột quân chạm khắc Long vân, 8 xà chạm hình ảnh của Tứ linh và Tứ quân tử, các sườn cột kèo đá còn lại chạm băng hoa dây và chữ triện.

Tiếp sâu vào bên trong đền Tiên La sẽ đến Hậu cung được kiến trúc bằng gỗ, gồm 3 gian: trong đó gian giữa đặt một ban thờ, trên có tượng thờ Bát Nạn tướng quân, xung quanh thờ các tướng sĩ của Bà; gian bên trái thờ thân phụ, và gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Phía trên nóc của Hậu cung có treo bức tự đề bốn chữ: “Vạn Cổ Anh Linh” với ý nghĩa muôn đời nhớ ơn công lao của Bát Nạn tướng quân và các quân sĩ vì dân vì nước.

đền tiên la

Thờ cúng nữ tướng Bát Nạn trong đền Tiên La. @thaibinhtv

Với kiến trúc cổ và công đức nữ tướng của Bát Nạn được thờ cúng tại đền Tiên La chắc chắn sẽ là điểm độc đáo mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến đây tham quan. Cùng đến và tưởng nhớ đến công ơn đánh giặc giữ nước của các tướng trong cuộc khởi nghĩa đầu tiên sau Công nguyên.

Lễ hội đền Tiên La

Lễ hội được diễn ra từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội đền thu hút đông đảo du khách về tham dự, để cùng nhau tưởng nhớ công ơn giữ nước Bát Nạn Tướng Quân và khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trong đó, chính hội là ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân (17/3/43).

đền tiên la

Thi làm bánh giầy tại Lễ hội đền Tiên La Thái Bình. @thaibinhtv

Lễ hội đền Tiên La Thái Bình được người dân tại thôn Tiên La nói riêng và tỉnh Thái Bình tổ chức công phu, bao gồm các nghi thức tế lễ và các phần hội bao gồm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử… Ngoài ra, các đoàn nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn những vở chèo đặc sắc như: Quan âm Thị Kính, Lưu Bình – Dương Lễ… hay thậm chí có cả vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh.

Và cuối cùng, đây là những thông tin mà So Sánh Tour chia sẻ cho bạn về . Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn có dịp đến Thái Bình thì hãy một lần ghé qua thăm ngôi đền cổ kính và cùng tưởng nhớ đến công đức của các bậc anh hùng trong lễ hội đền Tiên La. Vậy nên, hãy truy cập ngay So Sánh Tour để cùng săn vé máy bay, phòng khách sạn, vé tham quan và tour du lịch giá rẻ ngay nào!