4 di tích lịch sử ở Huế nổi tiếng bạn không nên bỏ qua

52

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Cũng như bao du khách lần đầu ghé thăm Huế mộng mơ, mình vô cùng háo hức được quay ngược dòng thời gian để khám phá các di tích lịch sử nổi tiếng. Mình đáp máy bay đến Huế vào buổi sáng, mất kha khá thời gian để di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố cũng như check-in khách sạn nên bắt đầu hành trình khám phá Huế vào buổi chiều. Bạn có thể dễ dàng đặt vé máy bay đến Huế và khách sạn lưu trú trên ứng dụng So Sánh Tour.

Lịch trình tụi mình như sau:

Bên trong Đại nội Huế

Bên trong Đại nội Huế

Giá vé các điểm di tích mình tham quan:

Nhưng nếu bạn mua vé combo 4 điểm di tích trên thì chỉ với 530.000 VND, tiết kiệm 120.000 VND so với mua lẻ 4 vé. Đây cũng tuyến tham quan 4 điểm được đông đảo du khách lựa chọn khi ghé thăm xứ Huế. Vé được bán online tại trang web của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoặc quầy vé trước cổng các điểm di tích.

Lăng Tự Đức – Khiêm Lăng

Lăng Tự Đức hay được gọi là Khiêm Lăng, tọa lạc ở ngoại ô về phía Tây thành phố Huế nên việc di chuyển rất thuận tiện. Trên đường đi, bạn có thể ghé qua tham quan những công trình nổi tiếng như Nhà Thờ Chánh tòa Phủ Cam, Tượng đài Quang Trung hay Đàn Nam Giao.

Theo mình tìm hiểu, khu đất lăng mộ thời Nguyễn thường được vua chúa chọn lựa kĩ càng, hội tụ các yếu tố phong thủy đại cát để con cháu đời sau được hưởng phú quý. Lăng Tự Đức là một trong những lăng mộ đẹp nhất, bề thế nhất trong các lăng tẳm vua, chúa thời Nguyễn. Bởi lẽ, vua Tự Đức là người yêu nghệ thuật với tâm hồn thi sĩ nên lăng tẳm cũng tọa lạc tại nơi có phong cảnh hữu tình và kiến trúc cầu kỳ.

Khiêm Lăng có 3 cổng chính với cổng ở giữa dành cho vua, nhưng sau khi vua băng hà đã được đóng lại mãi mãi, 2 cổng còn lại cho quan văn – quan võ. Ngày nay, khách tham quan sẽ mua vé trước cổng Vụ Khiêm, và theo lối này vào lăng.

Di tích lịch sử ở Huế

Từ cổng Vụ Khiêm nhìn về Dũ Khiêm Tạ trên hồ Lưu Khiêm

Bên trong lăng được chia thành hai khu vực: khu tẩm điện và khu lăng mộ. Vì khu tẩm điện là hành cung mùa hè của Vua để nghỉ ngơi, thưởng cảnh nên đến tận bây giờ vẫn mang nét đẹp lãng mạn, cổ kính, khác với khu lăng mộ uy nghiêm, bề thế.

Khu tẩm điện có tổ hợp 3 công trình chính: Khiêm Cung Môn – cổng vào, Hòa Khiêm Điện – nơi thờ vua và hoàng hậu, Lương Khiêm Điện – nơi thờ Thái Hậu Từ Dụ. Ngoài ra, còn có Minh Khiêm Đường là nhà hát cổ kính nhất được xây dựng thời Nguyễn. Từng cánh cổng dẫn qua từng không gian khác nhau, mang giá trị lịch sử và cổ kính thiêng liêng.

Hòa Khiêm Điện – nơi thờ Vua và Hoàng Hậu

Hòa Khiêm Điện – nơi thờ Vua và Hoàng Hậu

Bên trong lăng Tự Đức có một con suối nhỏ được đào rộng ra thành hồ Lưu Khiêm. Giữa hồ là đảo Tịnh Khiêm được bao bọc bởi hoa sen và những đàn cá vàng tung tăng bơi lôi. Trên mặt hồ còn có Xung Khiêm Tạ và Vũ Khiêm Tạ, nơi ngắm cảnh, ngâm thơ của vua ngày xưa.

Di tích lịch sử ở Huế

Xung Khiêm Tạ – Nơi Vua ngắm cảnh, ngâm thơ

Từ Xung Khiêm Tạ  nhìn về Dũ Khiêm Tạ

Từ Xung Khiêm Tạ nhìn về Dũ Khiêm Tạ

Sau khu tham quan khu tẩm điện, mình đi dọc theo con suối nhỏ, dưới những tán thông reo, mở ra khu lăng mộ uy nghiêm, cổ kính. Đi qua sân chầu với hai hàng tượng quan văn – võ, bước qua những bậc cấp dẫn lên Bi Đình – nơi khắc bài thơ Khiêm Cung Ký của vua Tự Đức sáng tác, rảo bước qua hồ bán nguyệt sẽ đến Bửu Thành. Nơi đây được xây hai lớp tường cao làm không gian trở nên uy nghiêm rõ rệt, một sự im lặng thiêng liêng bao trùm lên nơi chôn cất thi hài vua.

Bi Đình - di tích lịch sử ở Huế

Bi Đình – di tích lịch sử ở Huế

Từ cổng Bửu Thành nhìn về Bi Đình

Từ cổng Bửu Thành nhìn về Bi Đình

Đi ngược trở ra và tiếp tục dạo quanh theo con suối có một cây cầu nhỏ bắt qua nơi yên nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu. Tiếp đến là điện thờ và lăng mộ Vua Kiến Phúc nằm khuất sau những tán cây rộng lớn.

Di tích lịch sử ở Huế

Nơi yên nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu

Di tích lịch sử ở Huế

Cảnh quan hài hòa với thiên nhiên, sông suối, núi rừng

Đại nội Huế – Dấu ấn vàng son rực rỡ

Trước khi vào tham quan Đại Nội, bạn có thể thuê xe xích lô (giá 200.000 VND/1 xe/ 2 người) để dạo phố cố đô cũng là một trải nghiệm thú vị. Xích lô đi dưới những hàng cây trăm tuổi trong buổi sớm mai, đưa du khách ghé thăm Bảo tàng Cổ vật Cung đình – nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị, ghé thăm Không gian Văn hóa Lục Bộ hay thưởng trà cung đình ở những cửa hàng đặc sản xứ Huế. Sau đó, xích lô sẽ trả khách ở cổng Ngọ Môn.

Di tích lịch sử ở Huế

Đường phố Cố đô – Bảo tàng Cổ vật Cung đình – Không gian Văn hóa Lục Bộ

Bố cục Đại Nội Huế theo kiểu kiến trúc thành quách với tường bao kiên cố xung quanh, có 4 cổng chính. Cổng Ngọ Môn là cổng chính hướng về phía Nam có dòng sông Hương chảy qua trước mặt.

Di tích lịch sử ở Huế

Cổng Ngọ Môn – gồm 5 cổng ở phần nền đài bên dưới và Lầu Ngũ Phụng ở tầng trên

Di tích lịch sử ở Huế

Tả Dịch Môn – cổng bên trái dành cho quân lính, voi ngựa đi

Từ Lầu Ngũ Phụng

Từ Lầu Ngũ Phụng (phía trên cổng Ngọ Môn) nhìn ra pháo đài

Đại nội có 2 khu vực chính: Hoàng Thành – nơi vua thiết triều và Tử Cấm Thành – nơi ở của Vua và Hoàng tộc. Nếu đến Huế vào dịp này thì thật tiếc khi không thể ngắm nhìn Điện Thái Hòa – công trình nổi tiếng nhất của Đại nội. Bởi vì Điện đang được trùng tu, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Thay vào đó, hàng chục công trình mang dấu ấn vàng son cổ kính vẫn làm mình quá đỗi trầm trồ. Khu vực Tử Cấm Thành với hơn 50 công trình và hầu như đều được bố trí hài hòa với thiên nhiên, bao bọc bởi thảm cỏ xanh mướt, hồ lớn, vườn hoa và cây tán rộng tạo bóng mát.

Tả Vu – Công trình dành cho các quan văn ngày xưa

Tả Vu – Công trình dành cho các quan văn ngày xưa

Di tích lịch sử ở Huế

Trường lang – Những đoạn hành lang đỏ được sơn son thếp vàng là đường dẫn kết nối các công trình, cung điện trong Tử Cấm Thành

Di tích lịch sử ở Huế

Dạo bước giữa không gian cổ kính thơ mộng của Đại Nội, phía sau là Nhật Thành Lâu

Hồ sen trước Nhật Thành Lâu

Hồ sen trước Nhật Thành Lâu

Di tích lịch sử ở Huế

Mình chụp ảnh trước Dực Lang 3B – Đoạn hành lang được khôi phục và dùng để trưng bày các hình ảnh, tư liệu, thơ ca của các vị Vua triều Nguyễn

Bất kì nơi nào, chỉ cần đưa máy ảnh lên, mình đều có thể ghi lại những khung ảnh đầy thơ mộng, hài hòa. Nếu có dịp đến Huế lần nữa, chắc chắn mình sẽ dành trọn một ngày ở Đại Nội để tham quan hết tất cả công trình cổ xưa, ngắm nghía thật kĩ những cổ vật, đọc thật nhiều thông tin lịch sử và đắm mình trong nét đẹp kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Những đoạn Trường Lang và công trình cổ kính

Những đoạn Trường Lang và công trình cổ kính, phai màu theo thời gian

Tham quan một vòng Đại Nội Huế, mình cực kì ngưỡng mộ và tự hào khi nơi đây không chỉ là công trình di sản lưu giữ những giá trị lịch sử đầy vẻ vang, sáng chói một thời của triều đại phong kiến cuối cùng mà còn là kim chỉ nam cho các thế hệ mai sau khi tìm về kiến trúc truyền thống Việt Nam bởi sự tinh xảo trong từng đường nét, tinh tế trong từng chi tiết trang trí nội thất, hài hòa trong thiết kế cảnh quan lẫn phong thủy.

Lăng Khải Định – Ứng Lăng

Vua Khải Định là vị vua cuối cùng xây dựng lăng tẩm của triều Nguyễn. Vì thế nên cũng có phần khác lạ và độc đáo so với các lăng tẩm khác. Kiến trúc lăng là vẻ đẹp của sự kết hợp kiến trúc Việt Nam, Á Đông lẫn Tây phương. Đây là lăng có diện tích nhỏ nhất trong hệ thống các lăng tẩm nhưng lại mất thời gian xây dựng lâu nhất (11 năm).

Lăng nằm ở chân núi Châu Ê, có độ dốc khá cao, toàn bộ lăng được bao bọc bởi núi đồi. Cấu trúc lăng có 5 tầng cao, tính từ cổng lăng – nơi thất nhất đến cung Thiên Định – nơi cao nhất, bạn sẽ bước qua tổng cộng 127 bậc thang. Cấu trúc lăng cũng cực kì đối xứng hai bên dẫn từ Cổng Tam Quan, đến sân chầu Bái Đính và cung Thiên Định.

Di tích lịch sử ở Huế

37 bậc thang dẫn lên Cổng Tam Quan với các hàng tượng rồng điêu khắc hai bên

Cung Thiên Định là nơi cao nhất trong tổng thể lăng, được xây dựng vô cùng uy nghiêm, bề thế. Bên trong là nơi thời cúng và chôn cất thi hài vua. Điều làm mình ấn tượng là toàn bộ mặt tiền của Cung Thiên Định được điêu khắc cực kì tinh xảo, tỉ mỉ, toát lên vẻ đẹp đông tây kim cổ giao hòa. Không sử dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng lại tráng lệ vô vùng. Dưới nền trời xanh biếc và núi rừng bao phủ, đây cũng là góc sống ảo của đông đảo du khách khi đặt chân đến đây.

Di tích lịch sử ở Huế

Cung Thiên Định là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Đông – Tây trong thời kì giao thoa lúc bấy giờ

Góc sống ảo vô cùng xịn xò trước Cung Thiên Định

Góc sống ảo vô cùng xịn xò trước Cung Thiên Định

Khác với các lăng tẩm khác, lăng Khải Định được xây dựng bằng xi măng sắt thép thay vì gạch vôi vữa, ngay cả các hành tượng quan văn võ cũng là xi măng giả đá. Theo ghi chép, phần lớn vật liệu được Vua sai người sang Pháp nhập về, các vật liệu trang trí như thủy tinh màu, sành sứ được mua từ Trung Hoa, Nhật Bản. Qua thời gian, những lớp xi măng trở nên cũ kĩ, mang màu sắc cổ điển nhưng không kém phần tinh tế.

Những chi tiết kiến trúc tinh xảo phai màu theo thời gian

Những chi tiết kiến trúc tinh xảo phai màu theo thời gian

Lăng Minh Mạng – Hiếu Lăng

Lăng Minh Mạng là điểm đến cuối cùng và cũng là nơi đọng lại nhiều cảm xúc nhất trong lòng mình. Nằm cách xa kinh thành Huế 12km về phía Tây, Lăng Minh Mạng tọa lạc ở chân núi Cẩm Kê, tổng thể vô cùng hòa hợp có phần ẩn mình với thiên nhiên. Trước lăng là nơi hợp lưu của 2 dòng Tả Trạch và Hữu Trạch tạo nên sông Hương, với dãy núi Tứ Tượng bên kia sông là tiền án và gối lên núi Kim Phụng ở phía sau. Với vị thế phong thủy như vậy, Lăng Minh Mạng như thuộc về một khoảng trời riêng, trầm mặc, lặng im, đầy huyền bí. Đi dưới hàng cây rậm rạp dẫn vào cổng Lăng giống như một không gian đệm tách du khách khỏi thực tại, khẽ chạm vào dòng lịch sử.

Quy hoạch công trình cực kỳ đối xứng qua đường Thần đạo dài 700m. Trục đi qua Đại Hồng Môn – đã được đóng lại mãi mãi sau khi vua băng hà), sân Bái Đính – nơi đặt hai hàng tượng quan văn võ đứng chầu, Bi Đình – nơi ghi công đức Vua Minh Mạng.

Di tích lịch sử ở Huế

Trục thần đạo đi qua tất cả các công trình tạo nên bố cục đối xứng

Bi Đình - di tích lịch sử ở Huế

Bi Đình – di tích lịch sử ở Huế

Mỗi lần bước sang một không gian mới, du khách phải bước lên bước xuống rất nhiều bậc tam cấp. Bước qua cửa Hiển Môn là không gian thờ cúng, nơi đây có đặt bàn thờ Vua Minh Mạng và cho phép du khách thắp nhang tưởng nhớ. Một công trình nổi tiếng trong Lăng Minh Mạng chính là Minh Lâu, nơi có thể phóng tầm mắt quan sát và cảm nhận vẻ đẹp tổng thể của Lăng Minh Mạng. Sân trước Minh Lâu trồng nhiều cây sứ, cây thiên tuế còn sân sau là vườn hoa bố cục theo hình chữ Thọ.

Từ cổng điện Sùng Ân nhìn về Minh Lâu

Từ cổng điện Sùng Ân nhìn về Minh Lâu

Từ Minh Lâu nhìn về tổng thể lăng

Từ Minh Lâu nhìn về tổng thể lăng

Tiếp đến là hồ bán nguyệt rộng lớn, bên kia hồ là Bửu Thành – nơi yên giấc ngàn thu của Vua Minh Mạng. Cầu Thông Minh Chính Trực dẫn qua hồ đến với rừng thông rậm rạp tạo nên bầu không khí trầm mặc. Lăng mộ vua phía sau cánh cổng khép kín tuy nhiên không ai có thể biết được vị trí chính xác của mộ ở đâu. Khi bước trên cầu, mình cảm giác vô cùng nhỏ bé trước những giá trị lịch sử của không gian và thời gian, một sự im lặng bao trùm khắp nơi, nghiêng mình kính cẩn trước vị Vua có đã rất nhiều công lao trong công cuộc xây dựng nước nhà.

Di tích lịch sử ở Huế

Cầu Thông Minh Chính Trực dẫn qua hồ bán nguyệt đến Bửu Thành

Rời Huế với nỗi buồn man mác xen lẫn tiếc nuối không hiểu vì sao. Tụi mình nửa đùa nửa thật với nhau rằng lần sau có dịp ra Huế sẽ ở lại hẳn một tuần, để dành cả ngày khám phá Đại nội, để tham quan tất cả lăng tẳm Vua Chúa, để chiêm ngưỡng hơn 300 cảnh chùa và hàng ngàn món ăn ngon.

Cố Đô đang độ vào Thu, thời tiết đẹp như muốn chiều lòng người. Quả thật, sự yên bình cổ kính cùng nét lãng mạng nên thơ của xứ Huế đã níu chân mình với quá nhiều lưu luyến. Còn bao điều chưa kịp khám phá, thôi đành hẹn một dịp khác!