Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng đúng với tên gọi của mình. Ngôi chùa cuốn hút các du khách xa gần bởi những bức tường được ốp bằng các mảnh chén, dĩa tạo nên những họa tiết trang trí lạ mắt, tinh tế. Hơn hết những mảnh chén, dĩa không chỉ độc đáo mà nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc, những giá trị lịch sử trân quý. Hãy cùng mình khám phá ý nghĩa tìm ẩn đằng sau vẻ đẹp của ngôi chùa nào !
Thông tin về chùa Chén Kiểu
Đầu tiền ta nói về vị trí của Chùa Chén Kiểu. Chùa nằm bên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu. Chùa thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Ngoài cái tên chùa Chén Kiểu, chùa còn có tên gọi khác là Wath Sro Loun, nhưng ở Việt Nam rất khó cho bất kỳ ai phát âm chuẩn chỉnh tên của ngôi chùa này, thường thì để tiện phát âm, từ “Sro Loun” được đọc chại thành từ “Sà Lôn”.
Một gốc của chùa Chén Kiểu
Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 với kiến trúc phong cách Angkor Khmer. Trong thời kỳ chiến tranh, chùa bị bom đạn đánh sập chánh điện, khiến chùa bị tàn phá nặng nề. Năm 1969, dưới thời của trụ trì thứ 9, sư cả Tăng Đuch quyết định dựng lại ngôi chùa bằng các vật liệu kiên cố.
Đến năm 1980, việc xây dựng cơ bản đã sắp hoàn thành. Nhưng do thiếu kinh phí, nhà chùa đã ra một sáng kiến, mà về sau ngôi chùa đã trở nên nổi tiếng. Đó chính là dùng những chiếc chén, dĩa, sành sứ do người dân quyên góp ốp lên bức tường để trang trí ngôi chùa. Và cũng từ đó, tên chùa Chén Kiểu ra đời.
Chùa Chén Kiểu uy nghiêm
Đây cũng là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer. Một tin mừng cho ngôi chùa, vào năm 2012 ngôi chùa được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Hiện nay, chùa là một điểm du lịch hấp dẫn mà bạn nên đến thăm ít nhất một lần khi đến với Sóc Trăng.
Những điểm độc đáo tại chùa Chén Kiểu
Cổng tam quan của chùa Chén Kiểu
Khi bước vào khuôn viên chùa, cổng tam quan là nơi đón tiếp du khách đầu tiên. Cổng có ba ngôi tháp được chạm khắc hoa văn và sơn màu rực rỡ kiểu Angkor Khmer. Tháp giữa cao nhất và có lồng kính bên trong, tôn trí một pho tượng phật ngồi uy nghi. Màu chủ đạo của cổng tam quan này là màu đỏ cam thể hiện cho sự tinh túy, quý giá và tôn nghiêm.
Trước cổng tam quan chùa Chén Kiểu là nơi ngự của hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Hai con sư tử này có ý nghĩa là bảo vệ ngôi chùa khỏi những điều xấu xa và mang lại sự may mắn, bình an cho người đến thăm. Cuối cùng là trên thành cổng còn có dòng chữ Khmer và quốc ngữ: “Chùa Sà Lôn (Chén Kiểu)”.
Cổng tam quan của chùa Chén Kiểu
Không gian xanh ở khuôn viên chùa Chén Kiểu
Có thể nói khuôn viên chùa chén kiểu không chỉ là nơi thể hiện sự phong phú và đa dạng văn hóa, nghệ thuật kiến trúc người Khmer, mà nó còn là nơi mang lại cho du khách một không gian xanh yên bình. Khuôn viên của chùa rộng khoảng 2 ha và được những hàng cây xanh cao vút bao quanh, làm cho không khí nơi đây trong lành và mát mẻ.
Những loài hoa nơi đây cũng không kém cạnh, chúng thi nhau nở rộ quanh năm, tạo nên những điểm nhấn màu sắc cho khuôn viên chùa. Cùng với đó những chú chim bay lượn, hót líu lo trong khuôn viên chùa, tạo nên những âm thanh du dương và thanh thoát. Tất cả những điều này giúp khuôn viên chùa mang trên mình một vẻ đẹp thanh tịnh và an lạc, một không gian tĩnh lặng và thiền định mà hiếm nơi nào có được.
Khuôn viên chùa Chén Kiểu
Trầm lắng là thế nhưng dọc lối vào chùa là hai hàng tượng thần Kâyno (kerno), là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – biểu tượng cho sắc đẹp vĩnh hằng và thân hình chim thần Garuda – biểu tượng cho sức mạnh. Giúp cho không gian chùa tuy yên tĩnh, thiền định nhưng lại không kém phần uy nghiêm và trang trọng. Và chung quanh chùa còn là các tường rào trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, biểu hiện cho hòa bình và thịnh vượng.
Chánh Điện – Tòa Nhà Đẹp Nhất Và Ý Nghĩa Nhất Chùa Chén Kiểu
Chánh điện là nơi thờ cúng chính của chùa. Đây còn là công trình lớn nhất và đẹp nhất của chùa. Chánh điện có màu sắc ít sặc sỡ hơn các công trình khác trong chùa. Với màu trắng hòa quyện cùng nhiều màu sắc khác nhau như cam, xanh, đỏ rất hài hòa, đem lại cảm giác uy nghiêm vốn có của một chánh điện.
Mái chánh điện được xây dựng theo dạng tam cấp, tức là có ba nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần lên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, trung tâm có đỉnh nhọn cao vút lên.
Lối đi vào chánh điện chùa Chén Kiểu
Trên mái treo nhiều chuông, quả cầu phản chiếu ánh sáng rực rỡ. Các bức tường, cột vào mái che của chánh điện đều được trang trí bằng những chiếc chén, dĩa, sành sứ theo những cách khéo léo và sáng tạo. Những chiếc chén còn mới sẽ được ốp trực tiếp lên tường, hay làm thành những con tiện hàng rào, tay vịn cầu thang. Đối với chiếc chén đã vỡ hay sứt mẻ, chúng được sắp xếp và ghép thành hoa văn trang trí lạ mắt.
Có thể nói rằng những chiếc chén này không chỉ đẹp mà mà nó thể hiện sự tín nhiệm, gắn bó của người dân với chùa trong giai đoạn khó khăn nhất. Bởi những chiếc chén này chính là được quyên góp từ bà con phật tử trong phum, sóc khi chùa thiếu kinh phí xây dựng.
Đối với bên trong chánh điện có đặt một bàn thờ, và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Có khoảng 20 tượng phật ở đây, lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau, và các gương mặt đều nhìn về hướng Đông để ban phúc.
Trong số các tượng phật này, có Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc và Phật A Di Đà được tôn trí ở ba bàn thờ riêng biệt. Mỗi bức tượng có một ý nghĩa khác nhau:
Bên trong chánh điện chùa Chén Kiểu
Những bức tượng phật này không chỉ thể hiện sự tôn kính đối với đức phật, mà còn mang lại cho người thờ cúng những ước nguyện và mong muốn tốt đẹp.
Trên tường của chánh điện còn có những bức tranh kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra đến khi đắc đạo. Những bức tranh này không chỉ làm cho chánh điện thêm phần sinh động và nghệ thuật, mà còn làm cho người xem có thêm những hiểu biết và cảm nhận về lịch sử, văn hóa và tôn giáo của người Khmer.
Kỷ vật có liên quan đến công tử Bạc Liêu ở chùa Chén Kiểu
Giường ngủ mùa đông của công tử Bạc Liêu
Một điều không thể thiếu khi đến chùa Chén Kiểu đó chính là được chiêm ngưỡng cặp giường nóng lạnh. Theo lời kể của trụ trì thì được biết cặp giường nóng lạnh này được vị trụ trì mua lại từ con cháu của công tử bạc liêu. Giường có màu nâu đen, mỗi chiếc ước chừng khoảng 2.5m, rộng khoảng 2m, cặp giường có cấu trúc gần như tương tự nhau, hai chiếc giường điều được làm từ gỗ quý, cẩn xà cừ, chạm khắc rất tinh xảo.
Tuy nhiên hoa văn 2 chiếc giường được trang trí khác nhau. Với chiếc giường nóng thì được làm từ gỗ giáng hương ghép lại, dùng vào các ngày giá rét. Còn chiếc giường lạnh thì được khảm những miếng đá lớn, dùng vào các ngày ôi bức.
Giường ngủ mùa hè của công tử Bạc Liêu
Ngoài cặp giường nóng lạnh ra, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và và một chiếc bàn tròn, cũng không kém cạnh về độ tinh xảo, tỉ mỉ. Với mặt bàn dài được làm từ gỗ đỏ, chân gỗ bằng cẩm lai. Còn với chiếc bàn tròn thì trên được lót đá, chân bằng gỗ mun đen.
Hai chiếc bàn điều có cấu trúc, và hoa văn vô cùng đẹp mắt và tinh tế. Với vẻ đẹp hiếm có và tinh tế của các kỷ vật trên làm ta cảm nhận rõ hơn về mức độ chịu chơi, chịu chi của công tử Bạc Liêu khi xưa.
Bộ bàn tròn của công tử Bạc Liêu
Bộ bàn dài của công tử Bạc Liêu
Khép lại chuyến đi đầy ý nghĩa tại chùa Chén Kiểu
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.Quả đúng vậy, sau chuyến đi đến chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng, ngoài những bức ảnh sang, xịn, mịn. Tôi còn gặt hái không ít những kiến thức và trải nghiệm tại nơi đây.
Và dưới đây là những kinh nghiệm khi đi chùa Chén Kiểu của tôi: Mặc đơn giản, kín đáo và lịch sự, không nên mặc quá phản cảm vì đây là một nơi linh thiêng. Không nên đụng chạm vào bất kỳ đồ vật nào trong chùa mà chưa được sự cho phép của nhà sư, đặc biệt là các kỹ vật có liên quan đến công tử Bạc Liêu. Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ ở khuôn viên và cũng nên giữ gìn vệ sinh chung. Điều đặt biệt bạn không nên đánh giá các nhà sư khi họ ăn mặn vì chùa Chén Kiểu thuộc Phật giáo Nam Tông nên có thể văn hóa sẽ khác biệt so với Phật giáo Bắc Tông mà ta thường biết. Cuối cùng thì chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời nhất nếu có dịp viếng thăm nơi này.