Hoà mình vào phố cổ Nam Định và khám phá những giá trị xưa cũ

33

Nếu như Quảng Nam có phố cổ Hội An, Hà Giang có phố cổ Đồng Văn hay Hà Nội nổi tiếng với 36 phố phường thì Nam Định cũng không hề chịu thua kém. Mảnh đất Thành Nam sở hữu riêng cho mình khu với lịch sử gần 800 năm tồn tại. Vậy khu phố cổ Thành Nam này có gì đặc biệt, sở hữu kiến trúc ra sao? Hãy cùng So Sánh Tour thử “lạc bước” đến đây và khám phá về địa danh nổi tiếng này nhé.

Tìm hiểu về phố cổ Nam Định

hay còn được gọi là phố cổ Thành Nam, là tập hợp những con phố nhỏ có vị trí sát ngôi thành cổ, trải dài ven theo bờ sông Vị Hoàng (sông Đào hay có tên khác là sông Nam Định) và hai mặt tường thành phía đông và phía nam thành Nam Định. Phố cổ Thành Nam đã có lịch sử gần 800 năm và gắn liền với sự phát triển của Nam Định qua nhiều triều đại của Việt Nam như Trần, Hồ, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn và cho đến ngày nay.

phố cổ Nam Định

Phố cổ Nam Định.@Tư liệu tỉnh Nam Định

Từ thời kỳ đầu thế kỷ XIII, Nam Định đã trở thành trung tâm văn hoá – tôn giáo quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đến năm 1262, nhà Trần tiến hành xây dựng phủ Thiên Trường, đây chính là cột mốc đầu tiên cho sự phát triển của đô thị Nam Định sau này. Từ đó đến nay, vùng đất này đã nhiều lần đổi tên từ Thiên Trường, Vị Hoàng, Sơn Nam, Thành Nam rồi đến Nam Định.

phố cổ Nam Định

Bản đồ phố cổ Nam Định.@Tư liệu tỉnh Nam Định

Thời gian nào đẹp để ghé thăm phố cổ Nam Định?

Nam Định giống như nhiều tỉnh khác tại Bắc Bộ khi sở hữu đủ 4 mùa rõ rệt, thời gian lý tưởng để du lịch Nam Định sẽ là vào mùa xuân và mùa hè. Với những bạn thích tìm hiểu về văn hoá của Nam Định thì có thể lựa chọn các thời điểm diễn ra lễ hội như Lễ hội chợ Viềng (8/1 âm lịch), lễ hội đền Trần (15/1 âm lịch), lễ hội phủ Dầy (3/3 – 8/3 âm lịch), lễ hội chùa keo Hành Thiện (12/9 – 15/9 âm lịch), lễ hội chùa Cổ Lễ (13/9 – 16/9 âm lịch).

phố cổ Nam Định

Một góc tại phố cổ Thành Nam.@baophapluat.vn

Di chuyển đến phố cổ Nam Định

Đầu tiên, với các bạn ở xa đang muốn du lịch Nam Định sẽ cần phải di chuyển đến Hà Nội trước tiên, lý do là hiện nay Nam Định vẫn chưa có sân bay. Từ Hà Nội bạn có thể di chuyển đến Nam Định bằng đường bộ hoặc đường sắt. Với đường bộ, bạn có thể lựa chọn xe khách, xe máy, ô tô hay thuê xe du lịch đều được. Hiện nay có rất nhiều nhà xe đi Nam Định với mức giá từ 110.000 đ/người khoảng từ 2-2,5 tiếng là đến nơi.

Với đường sắt thì mỗi ngày sẽ có tầm 3-4 chuyến từ Hà Nội qua Nam Định, giá vé sẽ từ 100.000 VND/người/chiều. Các bạn ở xa cần đặt vé máy bay Hà Nội có thể ghé qua website So Sánh Tour để tham khảo, giá vé máy bay Sài Gòn Hà Nội là 1.158.040 VND/người, vé máy bay Cần Thơ Hà Nội là 856.200 VND/người, vé máy bay Nha Trang Hà Nội là 791.400 VND/người, vé máy bay Huế Hà Nội là 780.600 đ/người, vé máy bay Đà Nẵng Hà Nội là 661.240 VND/người. Các bạn có thể kết hợp việc tham quan thủ đô vài ngày, sau đó di chuyển tiếp về Nam Định để thăm Phố cổ.

Hoà mình vào không gian xưa tại Phố cổ Nam Định

Theo ghi chép thì xa xưa có đến 40 phố, trong đó có 35 con phố mang tên “Hàng" như Hàng Sắt, Hàng Mâm, Hàng Đồng, Hàng Bát, Hàng Ghế, Hàng Kẹo, Hàng Tiện,… Các con phố tại đây khi buôn bán mặt hàng gì thì phố sẽ mang tên mặt hàng đó, có thể trên cùng một đường dài tồn tại rất nhiều phố khác nhau. Về kiến trúc phố cổ Thành Nam có sự kết hợp giữa kiến trúc cổ điển của Việt Nam, kiến trúc nhà liền kề mặt phố của đô thị cổ với kiến trúc Trung Hoa và phương Tây.

phố cổ Nam Định

Phố cổ Thành Nam ngày nay (số 106 phố Hàng Sắt).@Wikipedia

Tại phía đông của bờ sông Vị, khi xưa có phố Hàng Cót, Hàng Nâu do dân thôn Thi Thượng, làng Vị Hoàng Lập nên. Người Bát Tràng từ Gia Lâm khi đưa hàng xuống bán thì có lập thêm Hàng Bát, Hàng Mâm, Hàng Song. Còn từ chợ Rồng ra bờ sông Vị Hoàng thì có các phố như Hàng Nón, Hàng Khay, Hàng Cấp,… và được người Pháp đặt tên là Henri Rivière. Hay ra đến bờ sông Vị Hàng sẽ có Hàng Đồng, phía Bắc có Hàng Mắm, Hàng Gà (phố Lý Thường Kiệt ngày nay) và nhiều con phố khác xung quanh.

phố cổ Nam Định

Một ngôi nhà tại số 140 phố Hàng Tiện.@Wikipedia

Tuy nhiên đến nay chỉ còn sót lại một vài con phố như Hàng Tiện, Hàng Đồng, Hàng Sắt,… các con phố khác nay đã được thay tên. Các con phố cũng không còn buôn bán mặt hàng truyền thống, tuy nhiên khi đến đây chúng ta vẫn được chiêm ngưỡng nhiều dấu ấn cổ kính về một thời vàng son của phố cổ. Khi đến các con phố Hàng Đồng, Hàng Thao, Hàng Cấp,… bạn sẽ thấy rõ những ngôi nhà mang kiến trúc cổ nằm đan xen giữa các kiến trúc hiện đại.

phố cổ Nam Định

Kiến trúc Pháp ghi dấu ấn trong nhiều ngôi nhà tại phố cổ (Số 83 Hoàng Văn Thụ).@Wikipedia

Bạn đừng quên ghé thăm Hàng Đồng, nơi đây được mệnh danh là con phố mang đậm kiến trúc Pháp với những ngôi nhà, mái vòm cong cong và hoa văn đặc trưng. Mặc dù những lớp sơn vàng đã dần phai bạc theo năm tháng, thế nhưng những ngôi nhà nơi đây vẫn giữa được nét kiến trúc gần như nguyên vẹn, mang đến một cảm giác rất hoài niệm cho chúng ta khi chiêm ngưỡng.

phố cổ Nam Định

Nhịp sống của người dân bản địa tại phố cổ.@Du lịch Việt Nam online

Sau khi đã tham quan , bạn có thể đến các con phố như Hai Bà Trưng, Bắc Ninh, Diên Hồng, chợ Ngõ Ngang,… để thưởng thức ẩm thực đường phố hấp dẫn với các món ăn như phở bò, xôi xíu, bún chả, bánh xíu páo, bánh cuốn làng Kênh,… với giá các cực kỳ “hạt dẻ" nữa nha.

phố cổ Nam Định

Bánh cuốn Làng Kênh.@Sưu tầm

Phố cổ Thành Nam chính là minh chứng rõ nét nhất cho một thời hoàng kim tại vùng đất Nam Định, đây sẽ là điểm đến tuyệt vời cho những bạn thích khám phá những giá trị xưa cũ và truyền thống của Việt Nam. Hãy nhanh nhanh lên kế hoạch và ghé thăm Nam Định nào các bạn ơi. Những tấm vé máy bay, phòng khách sạn, vé tham quan, vé vui chơi giải trí, tour du lịch tại So Sánh Tour đang có giá rất tốt và sẵn sàng chờ bạn sở hữu với rất nhiều các ưu đãi hấp dẫn. Đặt vé ngay nào.