Khám phá chùa Lá, Nhà Bè – Nơi gieo từ bi, dưỡng yêu thương

83

Nằm ẩn mình sau những tán lá rộng xanh mát, ngôi chùa nhỏ tọa lạc tại vùng trũng thấp của huyện Nhà Bè, bao xung quanh là hệ thống các con rạch với rừng dừa nước yên tĩnh, bình lặng. Chùa Huyền Trang (456/39 Huỳnh Tấn Phát, khu phố 7, Thị trấn Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh), hay còn được gọi với cái tên thân thuộc- không chỉ là chốn tâm linh, nơi Phật tử dâng hương lễ lạy, tụng kinh nghe pháp, đây còn là nơi trao gửi từ bi, là mái nhà chung của rất nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và người già neo đơn với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, gieo từ bi, dưỡng yêu thương.

Tên gọi chùa Lá

Chùa được gọi với cái tên chùa Lá vì có kiến trúc đặc biệt: Chùa được dựng lên trên hệ thống những dàn sắt nối liền và phần mái che được lợp bằng lá dừa. Tuy hiện nay vì nhu cầu sinh hoạt, chùa đã thay thế phần mái lá bằng mái tôn khang trang hơn, phục vụ đại chúng những ngày lễ và tu tập, chỉ còn sót lại một gian nhà khách vẫn sử dụng mái lá với những mành tre để che nắng, che gió bên bờ hồ, dưới những tán cây rợp bóng mát.

Gian nhà khách với mái lợp lá nhìn từ phía bên kia hồ nước.

Gian nhà khách với mái lợp lá nhìn từ phía bên kia hồ nước.

Có lẽ tên gọi chùa Lá cũng đến từ những tán lá cây xanh tươi ngập tràn trong khuôn viên chùa. Tôi đến chùa Lá vào khoảng giữa trưa, thời điểm nóng nực nhất trong ngày của Sài Gòn, nhưng chỉ cần bước chân qua cổng đã ngửi thấy một thoáng mùi của những bóng cây, hoa cỏ và nghe sóng sánh tiếng lũ cá quẫy nước trong hồ, thật là một khung cảnh yên bình dễ chịu, hệt như bức tranh tĩnh lặng đang được đóng khung và dừng lại trước thời gian mà nhịp sống nhộn nhịp của vùng đất Sài Gòn mang lại.

Những tán cây rộng dường như che phủ 90% diện tích ngôi chùa.

Những tán cây rộng dường như che phủ 90% diện tích ngôi chùa.

Dạo bước trong không gian yên bình nên thơ.

Tạm lánh những ồn ào khói bụi của nội thành để hòa mình vào thiên nhiên cùng kiến trúc cổ kính chùa Lá. Ngôi chùa nằm ở ngoại thành, diện tích không quá lớn để thu hút nhiều khách tham quan nhộn nhịp, nhưng cũng chính vì điều đó mà không gian nơi đây giữ được một vẻ thanh tịnh, bình yên ngay từ bước chân đầu tiên đi qua cổng chùa, cho ta cảm giác như một nốt trầm lắng lại so với những lao xao nơi phố thị vừa đi qua.

Dưới những gốc cây lớn hiên ngang phủ bóng xuống khắp không gian chùa Lá, dạo bước trên vài phiến lá rụng xào xạc dưới chân, dường như tia nắng oi bức của Sài Gòn cũng phải chịu thua trước khung cảnh nơi đây và chấp nhận chỉ dừng chân nhảy nhót bên ngoài những tán lá rộng khắp, để lại một bầu không khí dễ chịu mát mẻ trong khuôn viên sân chùa. Bước vào chùa Lá, đầu tiên sẽ gặp ngay một hồ nước xanh ngắt, trong không gian tĩnh lặng thậm chí ta còn có thể nghe rõ tiếng đàn cá quẫy đuôi bơi lội, thỉnh thoảng chúng lại nhảy lên, đớp 1 chút tia nắng sóng sánh trên mặt hồ rồi thủng thẳng lặn xuống mà nô đùa, thật là một khung cảnh nên thơ.

chùa Lá

Đàn cá bơi lội thủng thẳng giữa những tán cây thả bóng xuống mặt hồ.

Bạn có thể ghé canteen trong khuôn viên sân chùa để mua thức ăn cho đàn cá tinh nghịch này, tại đây cũng có bán nước uống nếu bạn chưa kịp chuẩn bị.

Canteen trong khuôn viên sân chùa

Canteen trong khuôn viên sân chùa có bán nước uống và thức ăn cho cá.

Chánh điện của chùa Lá nằm sâu phía bên trong khuôn viên, men theo con đường nhỏ phía bên phải hồ cá. Chánh điện là nơi thờ tự trang nghiêm và cũng là nơi đại chúng vân tập tụng kinh, nghe thầy giảng pháp. Phía trước chánh điện, những mảng hoa đua nhau khoe sắc, hòa quyện trong hương thơm của những nụ nhài ngào ngạt và vẻ đẹp rực rỡ của những bụi hoa giấy rung rinh dưới nắng, một khung cảnh khiến trong lòng an yên, dễ chịu.

Phía trước Chánh điện chùa Huyền Trang (Chùa Lá)

Phía trước Chánh điện chùa Huyền Trang (Chùa Lá)

Nếu may mắn, bạn có thể gặp chú Sinh ở đây, chú rất thân thiện và thường hay bắt chuyện với mọi người, chú chia sẻ nhiều điều hay về Phật Pháp và giới thiệu cho bạn tủ kinh sách miễn phí của nhà chùa đặt trước Chánh Điện.

Chú Sinh mời mọi người dùng cơm trưa ở chùa.

Chú Sinh mời mọi người dùng cơm trưa ở chùa.

Nhìn ngắm kiến trúc xưa cũ

Đừng chỉ mải mê nhìn ngắm và thư giãn trong không khí đượm bóng cây và thả mình vào hương hoa cỏ mà quên lãng đi những kiến trúc đặc biệt, gợi nhớ những điều xưa cũ trong điện thờ Tam Thế Phật và điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Điện thờ Tam Thế Phật ẩn mình trong những tán cây rậm rạp.

Điện thờ Tam Thế Phật ẩn mình trong những tán cây rậm rạp.

Hai điện thờ này có kiến trúc giống nhau- Một ngôi nhà gỗ lợp mái ngói, nằm phía trên những cây cột như dạng nhà sàn của người đồng bào thời xưa. Kiến trúc này tạo nên một không gian hoài cổ, giữ được những nét xưa cũ từ bên trong, khiến ai ghé thăm cũng phải thốt lên bất ngờ, vì những đường nét ấy cho ta cảm giác như trở về những ngày tuổi nhỏ trong ngôi nhà gỗ giữa làng quê mộng mị.

Khám phá trong từng ngóc ngách của điện thờ, bạn sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu của không gian này. Những hàng cột gỗ to lớn, những mái ngói truyền thống, tất cả tạo nên một hình ảnh như thời gian đã trở lại ngày xưa. Mỗi đường nét, mỗi chi tiết của điện thờ đều là biểu tượng của sự tôn trọng và tâm linh, trầm lắng và thanh thản. Có âm thanh của bụi tre xào xạc, hòa trộn cùng tiếng chuông gió ngân vang trong một không gian yên tĩnh, tạo nên bản âm hưởng thời gian êm dịu.

Phía bên trong điện thờ nhìn ra ngoài bụi tre bao quanh.

Phía bên trong điện thờ nhìn ra ngoài bụi tre bao quanh.

Kiến trúc điện thờ từ những cột kèo gỗ và mái ngói cổ xưa

Kiến trúc điện thờ từ những cột kèo gỗ và mái ngói cổ xưa

Trong không gian cổ tĩnh lặng, nghe tiếng gió thổi làm lay động lòng người, bạn có thể ngồi xuống trước điện thờ để ngắm nhìn về phía hồ nước hay hành thiền để lắng đọng lại tâm.

Một bức tranh vẽ phục chế Đức Phật Thích Ca được cất giấu bên trong điện thờ.

Một bức tranh vẽ phục chế Đức Phật Thích Ca được cất giấu bên trong điện thờ.

Trong điện thờ còn cất giữ những kỷ vật có lẽ là của các quý sư thầy lưu giữ. Những tủ sách bám bụi thời gian, những chiếc bàn tre để đọc sách, tụng kinh, tọa cụ, bồ đoàn,… Tôi còn tìm thấy một bức tranh vẽ Đức Phật Thích Ca được cất giấu sau điện thờ ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn. Tuy rằng phía dưới sân chùa Lá có nhiều Phật tử đang đi lại lễ bái, nhưng ít thấy có ai ghé lên 2 điện thờ này, cũng có thể bởi vì lối đi bị khuất giữa những tán cây rộng lớn nên không được người ta chú ý đến. Để ý phía ngoài hành lang cửa điện, tôi có thể thấy được vết tích của những thảm rêu xanh, điều đó lại càng tô thêm vẻ đẹp cổ kính cho kiến trúc điện thờ này.

Bắt gặp những thảm rêu xanh nơi ngoài cửa điện thờ.

Bắt gặp những thảm rêu xanh nơi ngoài cửa điện thờ.

Sàn gỗ cũ kỹ nhuộm màu thời gian với hành lang gỗ phía bên trong điện thờ.

Sàn gỗ cũ kỹ nhuộm màu thời gian với hành lang gỗ phía bên trong điện thờ.

Một góc nhìn “cũ kỹ” của từ phía điện thờ.

Một góc nhìn “cũ kỹ” của từ phía điện thờ.

Mái ngói xưa vẫn vững chãi che nắng mưa cho điện thờ dưới những tán cây.

Mái ngói xưa vẫn vững chãi che nắng mưa cho điện thờ dưới những tán cây.

Chùa Lá – Nơi trái tim từ bi lan tỏa

Nếu đến thăm nơi đây vào những ngày trong tuần, thỉnh thoảng sẽ thoáng nghe có tiếng ê a đọc bài, cùng với tiếng cười đùa nô nức của những em nhỏ do nhà chùa nuôi dưỡng. Chùa Huyền Trang-Chùa Lá không chỉ là nơi gửi gắm tinh thần tâm linh của các Phật tử, nơi đây còn là mái ấm yêu thương của rất nhiều trẻ em mồ côi, người già neo đơn trên khắp cả nước. Hàng nhiều năm qua, chùa là nơi vun đắp từ bi và chia sẻ yêu thương, cùng với các nhà hảo tâm gìn giữ truyền thống “lá lành đùm lá rách”, đã giúp đỡ nuôi dưỡng rất nhiều trẻ em và người già không nơi nương tựa, giúp các em có một ngôi nhà, để các em lớn khôn và học tập nên người.

Chùa cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động, Phật sự để các Phật tử tín tâm về tu học Phật Pháp cũng như có cơ hội giúp đỡ, chia sẻ từ bi, thực hành những Phật sự có ý nghĩa.

Bảng thông báo Phật sự 2023 trước Chánh Điện chùa Lá.

Bảng thông báo Phật sự 2023 trước Chánh Điện chùa Lá.

Chốn bình yên cho tâm

Đến với , không chỉ là khoảng thời gian thả lỏng, thư giãn bản thân sau những chuỗi ngày miệt mài học tập và làm việc, đây còn là nơi tìm kiếm sự yên bình cho tâm hồn, thả mình vào thiên nhiên và quay về bản tâm lương thiện.

Nằm ở ngoại ô Sài thành, bạn có thể ghé thăm nơi đây để thưởng thức hương vị như một làng quê yên ả với hồ cá bơi lội tung tăng, cây xanh bóng mát và những ngôi nhà gỗ mái ngói, mái lá xưa cũ, nơi tìm kiếm tri giác cùng sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Tôi tự hỏi liệu có bao lâu nữa chúng ta mới thật sự đặt chú ý đến giá trị tâm linh, giá trị tinh thần trong cuộc sống hối hả ngày nay.