Chùa Bổ Đà, Bắc Giang – Oai linh cổ tự nổi tiếng Kinh Bắc

54

Trải dài theo chiều dài đất nước hình chữ S Việt Nam, mỗi vùng đất đều có những ngôi cổ tự trăm năm. Như câu thành ngữ“Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích” -Câu thành ngữ đặc biệt để nói về ngôi cổ tự Bổ Đà nổi tiếng hướng bắc, phía nam Kinh Kỳ thì là ngôi chùa Hương Tích.

Qua hàng trăm năm, câu nói vẫn vẹn nguyên giá trị về tâm linh, tâm thức của người Việt Nam về những ngôi cổ tự này. Một lần đến thăm vùng đất Bắc Giang tôi đã ghé thăm ngôi danh lam cổ tự chùa Bổ Đà – để xem phong cảnh bốn bề, ngắm ngôi chùa cổ tường đất, tiểu sành, có lũy tre xanh, có rừng thông già, có ngôi tháp cổ oai linh.

Và giờ đây mời bạn đi cùng tôi và So Sánh Tour Go and Share đến tham quan và tìm hiểu về ngôi cổ tự nhé!

chùa Bổ Đà

Cổng vào chùa Bổ Đà

Đôi nét về không gian lịch sử chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà – ngôi cổ tự nổi tiếng tỉnh Bắc Giang, là trung tâm Phật giáo Thiền tông, địa chỉ lịch sử nổi bật trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Chùa Bổ Đà ra đời từ thế kỷ XI, được xây dựng lại khang trang nhất vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông năm thứ nhất, niên hiệu Bảo Thái; thời kì thịnh vượng nhất của phật giáo Thiền tông. Ở thời buổi chùa khai sơn luôn gắn liền với các câu chuyện về Quan Thế Âm hiển linh; ban con cái, ban điều tốt lành. Với sự màu nhiệm hiện thành người dân nơi đây còn gọi chùa Bổ Đà là chùa Quán Âm, Chùa Thượng, Chùa Tam Giáo hay Tứ Ân Tự, …

Chùa Bổ Đà với diện tích 100.000m2, trải dài trên vùng núi Bổ. Với khu chùa chính là Tứ Ân tự, bên phải chùa là khu một tháp, phía trên là am Tam Đức, chùa Cao, Đền Đức Thánh Hóa, đền thờ Thạch Tướng Quân,…cùng những cây di sản trăm năm và khu rừng thông già tĩnh lặng.

Các điểm đến trên quần thể danh lam chùa Bổ Đà

Không gian tâm linh chùa Bổ Đà bao trùm cả một phần núi rộng lớn, có mật độ cây xanh che phủ cao, nhiều điểm đến đền, chùa, tháp nổi bật.

Chùa Tứ Ân

Đây là ngôi chùa chính của quần thể chùa Bổ Đà. Ngôi chùa bề thế nhất và dẫn giữ được nét cổ truyền xưa của chùa Bắc Bộ với khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch, tường rào bằng đất. Chùa Tứ Ân hiện có đến 16 tòa nhà, tổng 92 gian; công trình ra đời từ thời đại Lê – Nguyễn và giữ nguyên hiện trạng đến ngày nay.

Mặt bên ngoài của Đại hùng bảo điện chùa Bổ Đà
Mặt bên ngoài của Đại hùng bảo điện chùa Bổ Đà

Mặt bên ngoài của Đại hùng bảo điện chùa Bổ Đà

Bên trong là hệ thống thờ tự chùa Bổ Đà chủ yếu là tượng Phật được làm từ gỗ cùng với đó là nghệ thuật sơn thếp vàng. Và lối bày trí không gian thờ cũng trú trọng đến nghệ thuật sơn son thếp vàng ở các bảng đề, bảng đối, bao lam, đối trên các trụ cột,…

Đại hùng bảo điện chùa Bổ Đà

Đại hùng bảo điện chùa Bổ Đà

Các tượng Phật được đặt trong trung tâm đại hùng bảo điện

Các tượng Phật được đặt trong trung tâm đại hùng bảo điện

Không gian thờ tổ bên trong chùa Bổ Đà
Không gian thờ tổ bên trong chùa Bổ Đà

Không gian thờ tổ bên trong chùa Bổ Đà

Không gian thờ tổ bên trong chùa Bổ Đà

Vườn Tháp

Vườn Tháp cổ chùa Bổ Đà mang nét thanh tịch, sâu lắng nhất của nơi đây. Vườn Tháp với hơn 100 tòa tháp là nơi dừng chân của hơn 1000 tăng – ni của dòng Thiền Lâm Tế. Mỗi tháp cao từ 3m đến 5m, có từ 3 đến 4 tầng tháp.

Mỗi ngôi tháp được dựng theo chiều nghiêng của núi, từ thấp lên cao. Và vị trí tháp được đặt theo một vị trí cụ thể theo quy định của Thiền môn. Khu Tháp Cổ nơi đây được xem là một trong những khu mộ tháp đẹp nhất so với các mộ tháp khác trên khắp Việt nam.

Tháp của tăng trên đỉnh tháp để đế hoa sen và bình hồ lô, tháp của ni để hình hoa sen và búp sen.

Tháp của tăng trên đỉnh tháp để đế hoa sen và bình hồ lô, tháp của ni để hình hoa sen và búp sen.

lối đi dẫn lên Am Tam Đức, Chùa Cao và các điểm đền thờ khác
lối đi dẫn lên Am Tam Đức, Chùa Cao và các điểm đền thờ khác

Lối đi dẫn lên Am Tam Đức, Chùa Cao và các điểm đền thờ khác

Am Tam Đức

Am Tam Đức nhìn từ lối đi từ khu tháp cổ

Am Tam Đức nhìn từ lối đi từ khu tháp cổ

Am Tam Đức một am tu lớn nằm phía trên cao của vườn tháp cổ. Từ lối vào vườn tháp là chúng ta có thể thấy được Am Tam Đức; Am là nơi tu tập riêng nên hạn chế việc tham quan. Nhưng trước am là khoảng sân lớn để du khách đứng và hướng tầm nhìn về tháp cổ.

Nét trang trí bên ngoài am Tam Đức cũng đậm đà nét truyền thống với nghệ thuật gỗ khảm xà cừ, cửa gỗ lá sách kết hợp song cửa gỗ trụ để tạo ánh sáng tự nhiên. Tầng mái am là hai tầng mái có diềm tạo hình đầu rồng, vân mây và hình tượng kỳ lân.

cổng dẫn lối đi lên tháp cổ

Cổng dẫn lối đi lên tháp cổ

nét trang trí nổi bật nhất trên Am Tam Đức là nghệ thuật khảm xà cừ

Nét trang trí nổi bật nhất trên Am Tam Đức là nghệ thuật khảm xà cừ

mặt chính diện Am Tam Đức

Mặt chính diện Am Tam Đức

Chùa Cao

Cách Am Tam Đức một con dốc nhỏ chính là Chùa Cao. Nơi đây thờ tượng Quán Âm giác vàng. Ngôi chùa có màu trắng nằm trong giữa khu rừng bao bọc toàn cây xanh.

Điểm đặc biệt là Chùa Cao có một khoảng sân trống tự nhiên tựa như giếng trời; ngày đêm khoảng sân được tiếp xúc với tinh hoa nhật nguyệt làm nơi này thêm phần linh thiêng – bởi quan niệm dân gian khi nhật nguyệt dung hòa thì mọi việc ắt sẽ thành, chuyện gia đình con cái lại càng thuận lợi, lẽ đó nơi đây được nhiều du khách tìm đến xin con cái.

Lẽ đó Chùa Cao nằm ở một vị trí khá cao trong rừng, đường lên cũng có phần vất vả nhưng mỗi khi đến với quần thể di tích tâm linh chùa Bổ Đà ai cũng tìm đến đầy cầu những ước nguyện tốt lành.

mặt chính Chùa Cao và bên trong chỉ thờ Quán Thế  m Bồ Tát

Mặt chính Chùa Cao và bên trong chỉ thờ Quán Thế Âm Bồ Tát

tượng Phật Quán Thế  m Bồ Tát được thờ trong Chùa Cao

Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát được thờ trong Chùa Cao

Đền Đức Thánh Hóa

Đền thờ Đức Thánh Hóa – Ngôi đền nhỏ để thờ Trần Hưng Đạo – Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; là công thần của triều đại nhà Trần, là vị Thánh có công với đất nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi quê hương. Việc thờ tự ngày là một trong những tín ngưỡng dân gian nổi bậc của nước ta.

Đền thờ ngày đặt ở chân đồi Núi Bổ, cũng để thờ thêm các vị anh linh chiến sĩ đã có công trong kháng chiến chống Pháp – Mỹ.

khu đền thờ Đức Thánh Hóa

Khu đền thờ Đức Thánh Hóa, thường mở cửa vào buổi sáng để kinh kệ và đóng lại sau thời kinh

Đền Bà Chúa Kho

Cách đền thờ Đức Thánh Hóa đền Bà Chúa Kho cũng là điểm tâm linh quan trọng của tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của miền Bắc. Bà Chúa Kho – Một vị công thần sát cánh bên cạnh Lý Thường kiệt. Bà có công chiêu dân khai hoang, lập ấp, tăng gia sản xuất để giúp binh sĩ của Lý Thường Kiệt nhiều lần chiến đấu thắng trận.

Hằng năm vào dịp tết nguyên đán người người, nhà nhà kéo đến đền Bà Chúa Kho để xin tài lộc, cầu may mắn, bình an và phát đạt.

Đền thờ Thạch Tướng Đại Vương

Thạch Tướng Đại Vương gắn liền với truyền thuyết dân gian Việt Nam gần giống với truyền thuyết Thánh Gióng ở mô tuýp cốt truyện. Khi Thạch Tướng Đại Vương được sinh ra từ hòn đá mẹ vào ngày 10 tháng giêng tại Ao Miếu, thôn Hạt Lát. Đến năm 7 tuổi vẫn chưa biết nói, cao 10 thước và sức mạnh phi thường.

Ngày sứ giả tìm đến làng cậu bé bỗng nói chuyện và cùng bạch tượng đi ra chiến trận đuổi 50 vạn quân phương Bắc đang tràn vào Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hóa (xưa là vùng đất chảy qua của Sông Mã, sông Đà và một phần Sông Hồng; nay là khu vực đất Tây Bắc gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và phần đất tỉnh Hòa Bình). Thắng trận xong người cũng cởi bỏ áo mũ bay về trời. Từ đó vua và nhân dân ban chiếu lệnh lập đền miếu để thờ tự, ghi khắc công lao.

đền thờ Thạch Tướng Đại Vương

Đền thờ Thạch Tướng Đại Vương

Không gian chùa xưa và mộc bản chùa Bổ Đà

Không gian rừng thông xanh chùa Bổ Đà

Không gian rừng thông xanh chùa Bổ Đà là nét đặc trưng cho một ngôi chùa đậm chất Thiền của hệ phái Trúc Lâm. Khu rừng thông trải dài theo lối đi, từ Am Tam Đức, lên Chùa Cao đến đền Thạch Tướng Quân và lối ra dẫn đến cổng dẫn vào Tứ Ân Tự.

Các lối đi trong rừng thông được xây dựng với bậc thang đá, lối đi thuận lợi cho ai cũng có thể di chuyển hành hương đến nhiều nơi. Hãy dừng chân trên khu rừng thông để tìm cảm giác tĩnh lặng, thong dong dưới tiếng thông reo rì rào, ngồi trên phiến đá cảm nhận phong vị thiên nhiên thanh tịnh.

lối dẫn từ vườn tháp lên Am Tam Đức

Lối dẫn từ vườn tháp lên Am Tam Đức

lối đi từ Chùa Cao lên Đền Thạch Tướng Đại Vương

Lối đi từ Chùa Cao lên Đền Thạch Tướng Đại Vương

cây di sản điển hình trên vùng cổ tự Bổ Đà
cây di sản điển hình trên vùng cổ tự Bổ Đà

Cây di sản điển hình trên vùng cổ tự Bổ Đà

lối đi trong rừng thông dẫn từ đền Thạch Tướng Đại Vương xuống lỗi dẫn vào chùa chính

Lối đi trong rừng thông dẫn từ đền Thạch Tướng Đại Vương xuống lỗi dẫn vào chùa chính

chùa Bổ Đà
chùa Bổ Đà
cổng cuối cùng để vào đại hùng bảo điện lối đi được lát gạch ngói

Cổng cuối cùng để vào đại hùng bảo điện lối đi được lát gạch ngói

Nét cổ chùa xưa chùa Bổ Đà

Cụm từ “Tường đất, tiểu sành, gạch ngói” là đủ để thể hiện được nét đẹp về không gian chùa Bổ Đà. Nhất là nơi chùa chính, bao bọc bởi hai vòng tường đất, mỗi bờ tường cao 2m; đến nay vẫn còn hiện diện; du khách đến thăm chùa là có thể nhìn thấy. Bờ tường dài nhất là khu vực nối liền ngõ phải, lối dẫn từ khu vườn tháp đến lỗi dẫn lên am Tam Đức.

Lối vào chùa chính Bổ Đà là lối đi với cửa gỗ, tường rào đất, lũy tre…tất cả đều nhuộm màu của rêu, vết thấm của mưa nắng nên cũng làm cho nơi này thêm hoài niệm. Thêm vào đó là những lối đi lát gạch, lát ngói, trụ cột gạch thô – điều này cũng để nói lên vẻ đẹp độc đáo mang đậm tính đời sống dân dã miền Bắc được thể hiện tại ngôi chùa cổ Bổ Đà.

lối cửa vào trung tâm chùa Bổ Đà

Lối cửa vào trung tâm chùa Bổ Đà với nếp tường đất cũ kĩ, ngói rêu. Phần cổng chính thì được trùng tu lại nên còn khá mới

chùa Bổ Đà
chùa Bổ Đà
chùa Bổ Đà
Chum sành, tường đất, nền gạch ngói đỏ

Chum sành, tường đất, nền gạch ngói đỏ

chùa Bổ Đà
chùa Bổ Đà
chùa Bổ Đà
chùa Bổ Đà
chùa Bổ Đà
lối dẫn đến tháp cổ từ bên trong khuôn viên chùa chính Tứ  Ân Từ

Lối dẫn đến tháp cổ từ bên trong khuôn viên chùa chính Tứ Ân Từ

Mái chùa được lợp ngói vảy cá, ngói mũi hài, bên trong in hình chữ Thọ, và hầu như các cánh cửa, tường, bình phong cũng được vận dụng chữ Thọ trong trang trí. Trong không gian thờ tự chùa Bổ Đà nghệ thuật khắc gỗ được thể hiện rõ ở phần riềm và đầu bẫy; các nét khắc gỗ sống động với vân mây, ngọn lửa, hoa sen,..

ngói mũi hài trên mái chùa

Ngói mũi hài trên mái chùa

cửa gỗ với hình ảnh long, mai, cúc phụng

Cửa gỗ với hình ảnh long, mai, cúc phụng

Chữ Thọ thuần Việt được trang trí trong chùa chiền khi xưa
Chữ Thọ thuần Việt được trang trí trong chùa chiền khi xưa

Chữ Thọ thuần Việt được trang trí trong chùa chiền khi xưa

ngói mũi hài phía trong cũng được in chữ Thọ, bên dưới là bẩy, riềm được điêu khắc tỉ mỉ và sống động

Ngói mũi hài phía trong cũng được in chữ Thọ, bên dưới là bẩy, riềm được điêu khắc tỉ mỉ và sống động

Phần trang trí riềm, bẩy là hoa lá, vân mây
Phần trang trí riềm, bẩy là hoa lá, vân mây
Phần trang trí riềm, bẩy là hoa lá, vân mây

Phần trang trí riềm, bẩy là hoa lá, vân mây

“Dân ca Quan họ trường tồn lan tỏa/ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Dân ca Quan họ trường tồn lan tỏa/ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

Mộc bản chùa Bổ Đà

Mộc bản kinh Phật thiền phái Lâm Tế là một trong các cổ vật dễ nhìn thấy nhất trong khuôn viên chùa Bổ Đà. Mộc bản được làm từ gỗ thị được làm ra từ năm 1741 với hơn 2000 bản, được xem là di sản Hán Nôm cổ nhất Việt Nam và thế giới của thiền phái Lâm Tế còn được lưu giữ.

Ngày nay đến với chùa Bổ Đà, qua lối cổng tam quan du khách sẽ được thấy một số mộc bản được trưng bày trong tủ kính.

Một số mộc bản được trưng bày tại lối vào chùa

Một số mộc bản được trưng bày tại lối vào chùa, tuy nhiên tủ kính khá mờ nên nhìn tận mắt cũng khó thấy được, thêm vào đó mộc bản lại có màu đen kịt. Nên có đèn pin thì nhìn sẽ dễ dàng hơn.

Thời gian lý tưởng đến tham quan chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà là điểm đến của tâm linh, lịch sử văn hóa dân gian đậm đà bản sắc Kinh Bắc. Đến thăm chùa Bổ Đà du khách có thể đến bất cứ lúc nào. Nhưng nên tránh các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; vì mưa rất nguy hiểm khi đi trên các bậc thang vào các điểm thờ tự.

Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 là lý tưởng nhất. Thời điểm này không khí lạnh đổ về nên khu rừng mát mẻ hơn, đường đi quanh chùa cũng thuận lợi cho việc vãng cảnh. Trong khung thời điểm này chùa Bổ Đà cũng khai hội mùa xuân và từ 16, 17, 18 tháng 2 là lễ giỗ tổ khai sơn; chùa Bổ Đà lại có dịp đông vui và không khí long trọng nhất.

Lưu ý: chùa Bổ Đà mở cửa tham quan vãn cảnh từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ.

Vị trí và cách di chuyển tham quan chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà nằm trên địa bản thôn Thượng Lát, xã Tiên Yên, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 7km.

Khi đến chùa rẽ trái để vào khu vực bãi đất trống để gửi xe. Từ cổng tam quan đi thẳng sẽ đến chùa chính Tứ Ân Từ. Nếu chùa chưa mở cửa du khách rẽ qua bên phải để đi vào vườn tháp, đi dọc theo lối bậc thang là có thể đến tất cả các đền thờ. Khi tham quan các điểm phía trên quay lại thì chùa cũng sẽ đến giờ mở cửa.

– điểm đến tham quan khu khu di tích lịch sử, tâm linh nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Bắc Giang. Đến tham quan vãng cảnh bạn sẽ thấy ngay những nét đẹp cổ truyền của ngôi chùa truyền thống Bắc Bộ.