Khám phá Côn Sơn – Hành trình du lịch theo dấu văn chương

35

Đi theo chiều dài lịch sử của thơ ca, văn chương Việt Nam thì nó vô cùng phong phú và đầy ý nghĩa. Mỗi thể loại điều là một kho tàng quý giá. Vì ở đó nó không chỉ chứa đựng tâm tư, tình cảm mà cả dáng hình con người, non sông, giấc mộng hay những vùng danh thắng thiên nhiên; đầy sự thi vị, diễm lệ mà làm tác giả say lòng trước cảnh sắc.

Và mỗi khi đến vùng đất Chí Linh tỉnh Hải Dương chắc hẳn chúng ta ai cũng một lần thoáng nghe đâu đó về vùng . Hay trong những khúc thơ của Nguyễn Trãi chúng ta cũng nghe về vùng danh thắng này. Với hành trình du lịch theo dấu văn chương mời bạn cùng So Sánh Tour Go and Share khám phá danh thắng Côn Sơn để xem nơi đây hấp dẫn như thế nào nhé!

danh thắng Côn Sơn

Đôi nét về quần thể di tích lịch sử danh thắng Côn Sơn

Danh thắng Côn Sơn chính là vùng núi Côn Sơn người dân hay gọi là núi Hun. Theo sử xưa núi có hình Kỳ Lân nên cũng được gọi là núi Kỳ Lân. Và trong văn học gọi nơi này là Côn Sơn.

Côn Sơn

Cổng tam quan lối dẫn vào danh thắng Côn Sơn

Danh thắng Côn Sơn một địa điểm được biết đến từ thế kỷ XIV, địa danh nổi tiếng với các giá trị tâm linh, tôn giáo nhất vùng kinh đô Thăng Long xưa. Côn Sơn còn có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn của cảnh sắc thanh u tĩnh động; khi mắt mở sẽ thấy cảnh non xanh, giếng nước, gốc đa trăm tuổi, tai có nghe tiếng gió thổi, tiếng suối chảy mà chấp bút thành thơ.

Ngày xưa, Côn Sơn được biết đến là trung tâm của Phật giáo Thiền tông. Khai mở vùng đất Côn Sơn là tổ sư Pháp Loa (khoảng năm 1304), sư Huyền Quang (1329), vua Trần Minh Tông (khoảng 1334), Trần Nghệ Tông. Sau này, Côn Sơn là chốn về ở ẩn của tư đồ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh từ những năm 1384, đến năm 1437 Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn. Tại đây ông sáng tác nên Côn Sơn Ca để miêu tả về vẻ đẹp vùng danh thắng Côn Sơn với những câu thơ trở thành kiệt tác nổi danh:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.

Năm 1962 nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia, năm 2012 danh thắng Côn Sơn và đền Kiếp Bạc được công nhận là di tích đặc biệt quốc gia. Từ đó, nơi đây bắt đầu tôn tạo và khai thác du lịch văn hóa, lịch sử và tâm linh.

Hiện tại, khi đến với danh thắng Côn Sơn du khách vẫn còn cảm nhận được vẽ đẹp thanh bình, tĩnh lặng cùng không gian màu xanh thiên nhiên, có tiếng suối rì rào chảy, có tiếng chuông chùa Côn Sơn vang vọng. Khi đến đây bạn cần một ngày trọn vẹn để có thể khám phá và trải nghiệm dùng danh thắng này.

Các điểm đến trên vùng danh thắng Côn Sơn

Trong vùng danh thắng Côn Sơn sẽ có nhiều điểm đến lý tưởng về tâm linh, văn hóa dân gian, lịch sử và cả thiên nhiên để du khách tham quan tìm hiểu.

Chùa Côn Sơn

chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn sẽ là điểm đến tâm linh nổi bật nhất của Phật giáo Thiền tông, chùa được khai sơn bởi tổ sư Pháp Loa từ năm 1304 đến nay đã hơn 700 năm lưu truyền. Chùa Côn Sơn còn được gọi là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc Tự chùa Hun hay chùa Côn Sơn; thời đại khai sơn chùa Côn Sơn cũng là một trong ba trung tâm Phật giáo Thiền tông lớn nhất bấy giờ.

Ngày nay, khi đến với Côn Sơn du khách sẽ thấy ngay một không gian rộng lớn của chùa Côn Sơn, bên ngoài vào là hồ nước xanh như ngọc, qua tòa tam quan là khoảng sân rộng với hàng cây cao lớn phủ kín. Giữa khoảng sân là nhiều gốc đại thụ mang dáng hình độc đáo, thân phủ đầy rêu xanh.

gác chuông chùa Côn Sơn

Gác chuông chùa Côn Sơn

khoảng sân với hàng trăm cây tùng cổ thụ
khoảng sân với hàng trăm cây tùng cổ thụ

Khoảng sân với hàng trăm cây tùng cổ thụ

cây sứ cổ thụ chùa Côn Sơn
cây sứ cổ thụ chùa Côn Sơn

Cây sứ cổ thụ chùa Côn Sơn

Ngôi chùa Côn Sơn đến nay vẫn còn nguyên vẹn nét cổ chùa xưa như ô cửa gỗ, lớp ngối rêu. Bên trong thì Phật và tổ. Bên ngoài tả hữu thờ hình tượng các vị La Hán và khu nhà bia ký chữ Hán – Nôm về lịch sử chùa được lưu giữ.

Chùa cổ Côn Sơn
Chùa cổ Côn Sơn

Chùa cổ Côn Sơn với mái ngói rêu, ô cửa gỗ lá sách, bậc tam cấp. Biển tên chùa văn tự Hán Nôm đề “Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự” được khảm sành

chánh điện chùa Côn Sơn

Chánh điện chùa Côn Sơn

các gian thờ tự khác chùa Côn Sơn
các gian thờ tự khác chùa Côn Sơn

Các gian thờ tự khác chùa Côn Sơn

hệ thống các văn bia chùa Côn Sơn được đặt ở nhiều vị trí quanh chùa
hệ thống các văn bia chùa Côn Sơn được đặt ở nhiều vị trí quanh chùa
hệ thống các văn bia chùa Côn Sơn được đặt ở nhiều vị trí quanh chùa
hệ thống các văn bia chùa Côn Sơn được đặt ở nhiều vị trí quanh chùa

Hệ thống các văn bia chùa Côn Sơn được đặt ở nhiều vị trí quanh chùa

không gian thờ tự các vị La Hán

Không gian thờ tự các vị La Hán

Giếng Ngọc – Viên Thông Bảo Đường

lối vào giếng ngọc và điện thờ Quan Thế  Âm
lối vào giếng ngọc và điện thờ Quan Thế  Âm

Lối vào giếng ngọc và điện thờ Quan Thế Âm

Giếng Ngọc nay là đã được xây dựng rào chắn và nằm cạnh với Đăng Minh Bảo Tháp. Phía bên trái giếng là ngôi thờ tự tượng Quan Thế Âm bằng ngọc bích mang tên Viên Thông Bảo Đường. Từ điện thờ Quan Thế Âm phòng tâm mắt ra xa là có thể nhìn thấy toàn cảnh chùa Côn Sơn.

Góc nhìn từ điện thờ Quan Thế Âm là lúc mặt trời lặn, ngày nắng đẹp đứng nơi đây chắc chắn sẽ nhìn thấy một khung trời đẹp. Cảnh chiều về trên Côn Sơn, thêm cái lạnh, cái gió tiếng kinh chiều chùa Côn Sơn ngân vang sẽ là một trong những nét đẹp bình yêu khép lại một ngày lý tưởng của nơi này.

toàn cảnh điện thờ Quan Thế  Âm - Viên Thông Bảo Đường

Toàn cảnh điện thờ Quan Thế Âm – Viên Thông Bảo Đường

tượng Phật ngọc Quan Thế  Âm

Tượng Phật ngọc Quan Thế Âm

Đăng Minh Bảo Tháp

Đăng Minh Bảo Tháp

lối đi phía sau Viên Thông Bảo Đường

Lối đi phía sau Viên Thông Bảo Đường

Ức Trai Linh Từ – Đền Thờ Nguyễn Trãi

Ức Trai Linh Từ - Đền thờ Nguyễn Trãi

Ức Trai Linh Từ – Đền thờ Nguyễn Trãi

Men theo lối trúc là con đường dẫn đến Ức Trai Linh Từ – đền thờ Nguyễn Trãi. Không gian mênh mông, điểm nhấn là cầu Thấu Ngọc và suối Côn Sơn nằm giữa thung lũng.

Ức Trai Linh từ có không gian thờ tự bề thế và rộng lớn hơn 10.000m2. Riêng đền thờ Ức Trai rộng đến 200m2, không gian bên trong dùng để thờ tự Nguyễn Trãi và thân phụ là Nguyễn Phi Khanh. Điểm nhấn của công trình này là kiến trúc nhà gỗ, lợp ngói. Tất cả là gỗ lim; khi bước đến nơi đây bạn sẽ cảm nhận ngay được mùi gỗ ấm áp.

Nơi thờ tự Ức Trai là nét thờ tự đậm chất trang trí miền Bắc với kết cấu sơn son thếp vàng để điện thờ trở nên uy nghiêm, hùng tráng.

Cầu Thấu Ngọc bắt qua dòng chảy của suối

Cầu Thấu Ngọc bắt qua dòng chảy của suối

văn bia nền nhà cũ của Nguyễn Trãi

Văn bia nền nhà cũ của Nguyễn Trãi

Suối Côn Sơn

Suối Côn Sơn đầu đông ít nước hơn, nhưng vẫn nghe tiếng rào êm tai

Đền thờ Trần Nguyên Đán

Đền thờ công thần Trần Nguyên Đán được xây dựng tại danh thắng Côn Sơn để tưởng nhớ những công lao của ông đã cống hiến dưới triều đại nhà Trần. Côn Sơn là nơi về ở của ông trong những năm cáo lão, tại đây ông cũng đã đào tạo nên danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

Đền thờ Trần Nguyên Đán nằm cao hơn so với đền thờ Nguyễn Trãi. Lối lên đền được xây bằng cầu đá, nơi đây được phủ toàn bộ bằng những cây cao lớn, không gian tĩnh lặng.

không gian đền thờ tư đồ Trần Nguyên Đán bao bọc bởi những thân tùng cao lớn
không gian đền thờ tư đồ Trần Nguyên Đán bao bọc bởi những thân tùng cao lớn

Không gian đền thờ tư đồ Trần Nguyên Đán bao bọc bởi những thân tùng cao lớn

Thời điểm lý tưởng tham quan danh thắng Côn Sơn

Tham quan danh thắng Côn Sơn lý tưởng nhất để tận hưởng thiên nhiên là từ tháng 7 đến lễ kỳ lễ hội mùa xuân là lý tưởng nhất. Từ tháng 7 suối Côn Sơn có nước nhiều hơn, cây cối xanh hơn và đẹp hơn như câu thơ nổi tiếng trong bài Côn Sơn Ca “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Từ tháng 10 trở đi lượng nước suối ít lại đến đây bạn sẽ cảm nhận được thanh âm của suối rì rào, nhẹ nhàng hơn. Không gian lại thêm phần mát mẻ, không khí lạnh mùa thu đông ùa về nên khu danh thắng lại thêm lý tưởng để trải nghiệm.

Đặc biệt với lễ hội chùa Côn Sơn là một trong những dịp lễ hội linh đình và lớn nhất của tỉnh Hải Dương, lễ được diễn ra trong khuôn viên chùa Côn Sơn từ ngày 15 đến 22 tháng giêng hằng năm (thời điểm rơi vào khoảng 24/2/2024).

Nơi đây còn có thêm lễ tế đền Nguyễn Trãi. Lễ hội diễn ra trong ngày 15, 16 và 17 tháng 8 âm lịch hằng năm (lúc này là 15/9/2024).

Vị trí

Danh thắng Côn Sơn nằm trên đường Đoàn Kết, phường Cộng Hoà, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây cách trung tâm thành phố Chí Linh 15km và điểm tham quan đền Kiếp Bạc là 8km.

Giá vé và thời gian tham quan

Giá vé tham quan tại danh thắng Côn Sơn là 20.000 VND/khách, học sinh, sinh viên 10.000 VND/khách, trẻ em miễn phí.

Giá vé giữ xe máy 10.000 VND/xe, ô tô từ 20.000 VND/xe.

Thời gian mở cửa bán vé tham quan từ 7 giờ 30 sáng đến 4 giờ 30 phút chiều.

Trải nghiệm tại danh thắng Côn Sơn

Đến tham quan vùng danh thắng Côn Sơn bạn có thể đi dạo và tham quan toàn bộ vùng danh thắng trong một ngày. Với hành trình đi bộ qua khu rừng, suối các điểm thờ nhanh nhất là khoảng 2 giờ. Khu vực đỉnh núi Côn Sơn được phủ xanh thích hợp để các bạn tìm về chốn bình yên. Tắm suối Côn Sơn thì bạn nên đến đây từ tháng 4 đến tháng 7 là phù hợp nhất.

Đến tham quan bạn cũng có thể lưu trú tại khuôn viên của điểm danh thắng. Nơi đây có điểm lưu trú, ăn uống mang tên Côn Sơn Camping chi phí lưu trú tại đây là 300.000 VND/lều/2 khách. Các món ăn sẽ được gọi theo thực đơn.

Thông tin liên hệ đặt dịch vụ tại Côn Sơn Camping 083.602.6666 – 0986.448.688.

Các lưu ý quan trọng khi tham quan danh thắng Côn Sơn

Điểm di tích tâm linh đặc biệt được nhà nước quản lý và trông coi. Do đó đề cao các vấn đề về an ninh để bảo tồn di tích. Tham quan nơi đây bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

một điểm về thú vị của thiên nhiên, di tích lịch sử và tâm linh nổi tiếng bật nhất của vùng đất Hải Dương. Tuy thời thế đã đổi, cảnh vật đã dời nhưng chất thiên nhiên, sự thơ mộng vẫn còn nướng náo lại nơi đây. Nếu có dịp đến với con đường du lịch Văn học bạn đừng bỏ qua địa điểm ấn tượng này.