Địa điểm du lịch Lạng Sơn – thành phố của những danh thắng đi vào thi ca

59

Lạng Sơn vùng đất khá nổi tiếng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, vì ở đó đã diễn ra rất nhiều diễn biến lịch sử hệ trọng của đất nước. Với hàng ngàn năm lịch sử nơi vùng đất biên giới này cũng hình thành nên nhiều câu chuyện danh thắng độc đáo của thi ca và du lịch Việt Nam.

Có thể nói Lạng Sơn vùng đất của những danh thắng thi ca, vẻ đẹp mộc mạc, núi đá, đền chùa đều mang những câu chuyện dáng hay hình con người hướng về bờ cõi quê hương bình yên. Một ngày về Lạng Sơn hãy nhớ đến thăm những danh thắng, nổi bật này!

chùa Tam Thanh, địa điểm du lịch Lạng Sơn

Phố chợ Kỳ Lừa – Địa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng

Ai trong chúng ta cũng chắc hẳn một lần đã nghe qua câu ca dao “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”. Nghe qua có thể thấy ngày xưa Đồng Đăng là một trấn nổi tiếng nhất nơi miền biên ải, Phố Kỳ lừa là nơi nhộn nhịp nhất của giao thương và mua bán.

phố Kỳ Lừa - địa điểm du lịch Lạng Sơn
phố Kỳ Lừa - địa điểm du lịch Lạng Sơn
phố Kỳ Lừa - địa điểm du lịch Lạng Sơn

Chợ hiện nay bán cả ngày lẫn đêm với rất nhiều mặt hàng phục vụ đời sống, điện tử, xe…nhiều hàng quán nhộn nhịp vào đêm cuối tuần

Ngày nay, phố chợ Kỳ Lừa cũng là con phố du lịch, ẩm thực và mua bán sầm uất nhất của thành phố Lạng Sơn. Phố chợ Kỳ Lừa bán cả ngày và đêm, nhộn nhịp nhất là thời điểm cuối tuần, riêng chợ chính bán cả ngày và đêm, không chỉ thế bao quanh thành phố còn có nhiều khu chợ khác như: Chợ Lạng Sơn, chợ Giếng Vuông, chợ Đông Kinh, chợ Chi Lăng.

Dạo quanh khu chợ bạn sẽ thấy rất nhiều món ăn vặt, nhưng ngon nhất có thể thử qua ẩm thực từ vịt rất đặc trưng của Lạng Sơn. Bánh giầy lá ngải, bánh bò Lạng Sơn chỉ từ 10.000 – 20.000 VND/đồng là bạn có thể mua bánh để ăn hay làm quà. Còn ẩm thực đặc trưng Lạng Sơn bạn có thể đến với quán Nga Tuệ số 11 Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn; giá cả ở đây vô cùng rẻ, được người dân nơi đây giới thiệu nhiều nhất.

Vị trí: Điểm đầu phố chợ Kỳ Lừa số 131 đường Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Du khách tham quan chợ, ăn uống và mua sắm gửi xe tại công viên đối diện Hồ Phai Loạn đối diện phố chợ Kỳ Lừa.

Chùa Tam Thanh

Cổng chùa Tam Thanh - Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Cổng chùa Tam Thanh – Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Nhắc đến địa điểm du lịch Lạng Sơn nhất định phải kể đến Chùa Tam Thanh. Chùa Tam Thanh hay còn gọi là động Tam Thanh, chùa động Tam Thanh. Một danh xưng khác cho nơi đây là “Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng” vì đứng trên núi có ngắm được những nét đẹp đặc trưng của danh thắng xứ Lạng gồm các quần thể tam động, thành nhà Mạc, tượng nàng Tô Thị hướng về Ải Nam Quan.

Bước qua không gian cổng chùa Tam Thanh là hệ thống chùa với những lối đi qua hang động đá và thạch nhũ, bên trong hang động rộng lớn, mát lạnh có cả giếng nước nằm trong hang động. Nhờ thế, ngày xưa nơi đây là nơi ở của nhiều nhân văn, thi sĩ trải dài qua nhiều thời kỳ.

Nơi hang động rộng lớn nhất thông với thiên nhiên bên ngoài tạo thành một giếng trời, một góc khác là thông với hướng nhìn về thành nhà Mạc, có một lầu vọng cát gọi là lầu Vọng thị (nơi nhìn thấy dáng hình nàng Tô Thị bồng con đứng đợi chồng về).

Nhà sàn dân tộc Tày kết hợp trưng bày đồ lưu niệm

Nhà sàn dân tộc Tày kết hợp trưng bày đồ lưu niệm

Lối vào điện thờ chính chùa động Tam Thanh - Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Lối vào điện thờ chính chùa động Tam Thanh – Địa điểm du lịch Lạng Sơn

động Tam Thanh
Lầu vọng thị - nơi nhìn thấy tượng nàng Tô Thị đứng chờ chồng

Lầu vọng thị – nơi nhìn thấy tượng nàng Tô Thị đứng chờ chồng

Giếng trời trong hệ thống Nhị - Tam Thanh

Giếng trời trong hệ thống Nhị – Tam Thanh

Hang động có thạch nhũ và được thắp sáng bằng đèn để du khách dễ nhìn thấy

Hang động có thạch nhũ và được thắp sáng bằng đèn để du khách dễ nhìn thấy

Chùa Tam Thanh nằm tại đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Giá vé vào cổng 20.000 VND/khách, giá giữ xe 10.000 VND/chiếc.

Tượng nàng Tô Thị – Thành cổ nhà Mạc

Góc ngang nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ đang nhìn về Ải Nam Quan - Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Góc ngang nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ đang nhìn về Ải Nam Quan – Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Nhìn từ góc xéo sẽ thấy hình ảnh mẹ bồng con

Nhìn từ góc xéo sẽ thấy hình ảnh mẹ bồng con

Tượng nàng Tô Thị hình ảnh tượng đá tự nhiên mang dáng hình người phụ nữ bồng con đứng đợi chồng về tử Ai Nam Quan, hình ảnh gắn liền với ca khúc Hòn Vọng Phu; có người chồng ra biên ải chinh chiến chưa về, hay tích chuyện dân gian người chồng phát hiện lấy nhầm em gái mà không dám quay trở lại sau ngày chiến trận kết thúc.

Tượng đá Tô Thị bước vào thi ca như một thước phim đẹp, mang nhiều ý nghĩa dân gian và cũng có một vài yếu tố tâm linh. Với du lịch khu vực tượng đá nàng Tô Thị đứng là một điểm ngắm hoàng hôn đẹp, có thể thấy thành cổ nhà Mạc từ trên cao, thấy toàn bộ thành phố Lạng Sơn sầm uất nhất, đồng lúa cạnh thành phố. Và mỗi vị khách du lịch từ mọi miền đều một lần ghé thăm và ngắm nhìn hình ảnh nàng Tô Thị.

Nhìn từ trên cao

Nhìn từ trên cao

Di tích tường thành cổ nhà Mạc được hình thành từ cuối thế kỷ XVI, đường lên dốc là bậc thang đá, tường thành cổ được xây hoàn toàn bằng đá, dày hơn 1m, cao hơn 3m. Vết tích thành cổ sẽ đẹp hơn khi mùa xuân về; vì ở đó có trồng rất nhiều những cây hoa đào, mùa xuân về nơi thành cổ chắc chắn sẽ ngập tràn sắc hoa xuân, nếu ngày thường nơi thành cổ cũng mát mẻ, bình yên vì nhờ hẻm núi che chắn hết mọi phía.

Vết tích thành cổ

Vết tích thành cổ

Lối lên vết tích thành cổ và tượng nàng Tô Thị

Lối lên vết tích thành cổ và tượng nàng Tô Thị

Vị trí: Tượng nàng Tô Thị – thành nhà Mạc nằm trên đường Tô Thị, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn.

Đến tham quan địa điểm du lịch Lạng Sơn này du khách để xe bên dưới, khu vực có bảng đậu xe. Di chuyển lên bậc thang là thấy vết tích thành cổ nhà Mạc, tiếp túc rẽ trái leo lên bậc đá khoảng 200m là đến được tượng nàng Tô Thị.

Đền Kỳ Cùng

Đường đến đền Kỳ Cùng - Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Đường đến đền Kỳ Cùng – Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Đền thờ chính của Đền Kỳ Cùng

Đền thờ chính của Đền Kỳ Cùng

Bên trong đền thờ

Bên trong đền thờ

Tầm nhìn về dòng sông Kỳ Cùng từ đền Kỳ Cùng

Tầm nhìn về dòng sông Kỳ Cùng từ đền Kỳ Cùng

Một địa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng và linh thiếng khác chính là đền Kỳ Cùng. Đền Kỳ Cùng ngôi đền mang tín ngưỡng dân gian nằm bên dòng chảy sông Kỳ Cùng xuôi dòng vào thành phố Lạng Sơn, đền có tên gọi khác là đền Quan Lớn Tuần Tranh; tướng có công trấn giữ biên ải đời Nhà Trần. Đền cũng thờ thêm thần Giao Long; vị thần của tự nhiên, cai trị và ban cho nhân dân cuộc sống ấm no, mưa thuận, gió hòa.

Đền mang tín ngưỡng dân gian nên đến đây du khách có thể tham quan tâm linh, ngắm nhìn hình thức diễn xướng hầu đồng tại nơi thờ tự. Còn không gian thờ tự bên trong vẫn mang nét đặc trưng của nghệ thuật thờ tự miền Bắc là sơn son, thếp vàng.

Vị trí: Đền Kỳ Cùng nằm bên nút giao Phố Muối, cầu Kỳ Lừa, cổng chính nằm tại đường Đặng Trần Minh, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Vị trí khá bất tiện cho việc dừng xe lớn, xe máy được trông giữ hướng cổng vào đường 17 -10, xe lớn đậu hướng đường Đặng Trần Minh nếu không có thể đậu xe tại bến xe chùa Thành.

Chùa Thành – Diên Khánh Tự

Mặt chính của Chùa Thành - điểm nhìn ấn tượng nhất từ bên ngoài

Mặt chính của Chùa Thành – điểm nhìn ấn tượng nhất từ bên ngoài

Chùa Thành – ngôi cổ tự nằm giữa lòng thành phố Lạng Sơn, nơi đây cũng được xem là di tích lịch sử, tâm linh đặc biệt của thành phố. Chùa thành lập từ thời Lê Sơ thuộc thế kỷ XV. Tên gọi khai sơn chùa là Hương Lâm, sau này vì gần đoàn thành nên người dân quen gọi là Chùa Thành, nhưng cuối cùng tên chính thức vẫn là Diên Khánh Tự.

Từ bên ngoài chùa Thành ấn tượng bởi mặt trước chùa có kết cấu lối chồng diêm lớp chồng lớp, tạo thành ba tầng; nhiều mái, lợp ngói mũi hài, đầu đao cong vút chạm hình phượng. Cửa vào chạm khắc tinh tế từ gỗ với nhiều hình ảnh đặc trưng của tùng, cúc, trúc, mai, cùng tứ linh; long, lân, quy, phụng.

Điểm ấn tượng bên trong chùa là nghệ thuật tâm linh sơn son thếp vàng, hệ thống tượng Phật từ đồng. Phía bên trái chùa là bến sông Kỳ Cùng nhìn về đền Kỳ Cùng, gốc phải chùa là nơi thờ tự Phật, tổ bày trí đẹp với lồng đèn, hoa và kiến trúc nhà gỗ.

Không gian thờ tự bên trong Chùa Thành

Không gian thờ tự bên trong Chùa Thành

Không gian thờ tự bên trong Chùa Thành

Không gian thờ tự bên trong Chùa Thành

Bến sông Chùa Thành gắn liền với sông Kỳ Cùng và đối diện là đền Kỳ Cùng - Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Bến sông Chùa Thành gắn liền với sông Kỳ Cùng và đối diện là đền Kỳ Cùng – Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Góc thờ tự bên phải điện thờ chính Chùa Thành

Góc thờ tự bên phải điện thờ chính Chùa Thành

Vị trí: Chân cầu Kỳ Lừa, đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Dừng và để xe tham quan ngay cổng vào chùa, tham quan không tốn phí.

Di tích Chùa Tiên

Chùa Tiên Lạng Sơn được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XV, sau đó được dời sang núi Đại Tượng vào thế kỷ XVIII, ngôi chùa là một trong “bát cảnh xứ Lạng” được văn nhân Ngô Thì Sĩ nhắc đến trong nhiều sáng tác.

Lối lên nơi thờ tự Chùa Tiên

Lối lên nơi thờ tự Chùa Tiên

Nơi vào điện thờ trong quần thể di tích Chùa Tiên - Thủy Cung

Nơi vào điện thờ trong quần thể di tích Chùa Tiên – Thủy Cung

Không gian thờ tự bên trong

Không gian thờ tự bên trong

Cây thần bên trong hang động Chùa Tiên - Thủy Cung; nơi đây có nước nhiễu ra liên tục từ thạch nhũ phía trên

Cây thần bên trong hang động Chùa Tiên – Thủy Cung; nơi đây có nước nhiễu ra liên tục từ thạch nhũ phía trên

Chùa Tiên hình thành trong hang động núi độc đáo trong lòng núi, vào chùa Tiên du khách sẽ thấy nhiều bàn thờ tự Phật, tiên, thần cũng như mẫu trong dân gian. Kèm với đó là hệ thống giếng nước, thạch nhũ, hốc sáng, giếng tiên và cây thần nằm trong hệ thống hang động.

Giếng tiên trong quần thể hang động Chùa Tiên - Thủy Cung

Giếng tiên trong quần thể hang động Chùa Tiên – Thủy Cung

Chiếc giếng tiên trong hang động gắn liền với sự tích nước thần từ lòng núi không bao giờ hết. Cuối cùng là thủy cung với hình thù độc đáo, nhiều hình tượng đẹp mang yếu tố thiên nhiên và tâm linh.

Có thể nói di tích Chùa Tiên là điểm tựa tâm linh được tin tưởng của nhân dân thành phố. Hằng năm ngày 18 tháng giêng chùa Tiên mở hội mùa xuân với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng dân gian hấp dẫn.

Vị trí: di tích Chùa Tiên nằm trên đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Thành Cổ Lạng Sơn

Di tích thành cổ Lạng Sơn - Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Di tích thành cổ Lạng Sơn – Địa điểm du lịch Lạng Sơn

Thành cổ Lạng Sơn là một vết tích còn lại của thành Lạng Sơn khi xưa, đến nay tường thành đã hơn có mặt hơn 600 năm trên vùng đất Ải Nam Quan. Thành cổ ngày xưa dùng để chống giặc ngoại xâm, giữ vững bờ cõi biên cương phía Bắc không cho các triều đại phong kiến phương Bắc tràn vào Đại Việt. Đến nay vết tích thành cổ là một di tích lịch sử quan trọng để thế hệ sau nhớ về sử xưa.

Hiện tại vết tích tường thành còn hơn 100m bờ tường chạy dài ở hướng Nam, cao gần 4m vô cùng kiên cố được dựng từ đất nung đỏ. Trước tường thành là khẩu thần công đã dùng để tấn công và phòng thủ tường thành.

Bờ tường thành cổ Lạng Sơn

Bờ tường thành cổ Lạng Sơn

Bệ pháo cổ tồn tại trước cổng thành

Bệ pháo cổ tồn tại trước cổng thành

Vị trí: Thành cổ Lạng Sơn nằm tại đường Nguyễn Thái Học, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tất cả các địa điểm du lịch Lạng Sơn trên là những danh thắng nổi tiếng nhất của thành phố Lạng Sơn, một ngày bạn có thể thăm hết tất cả các địa điểm vì nó chỉ nằm trong nội thành thành phố mà thôi. Nếu chưa biết đi đâu khi đến với du lịch thành phố Lạng Sơn thì đây là một gợi ý hay cho bạn đấy.