3 địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

30

Hà Nội mùa nào cũng đẹp, ngày xuân con én đưa thoi hay thu sang với gió thoảng đưa hương cốm mới, gánh hàng rong rực rỡ màu quả hồng, chuối chín và sấu rụng đầy sân, người ta háo hức hò nhau xuống phố hít hà thứ hương chao ôi chỉ đúng mùa mới có, trên tay các bà, các chị rực rỡ những bó cúc họa mi trắng muốt hay cành đào hồng thắm. Đấy cũng là lúc những tà áo dài được dịp tung bay duyên dáng. Các “nàng thơ” muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của Hà Nội trong bộ sắc phục đầy dịu dàng, dung dị nhưng không kém phần quyến rũ nhất định đừng bỏ qua 3 địa điểm ở ngay Hà Nội này nhé!

Việt Phủ Thành Chương

Việt Phủ Thành Chương tọa lạc tại xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn, nơi đây chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km. Chúng mình di chuyển bằng xe máy, đường đi khá dễ dàng và thuận tiện.

Giờ mở cửa: từ 9:00 sáng đến 5:00 chiều hàng ngày (bao gồm các ngày Lễ, Tết).

Giá vé:

Cổng dẫn vào Việt Phủ Thành Chương - Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Cổng dẫn vào Việt Phủ Thành Chương – Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Địa điểm đầu tiên trong top 3 địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội đó là Việt Phủ Thành Chương. Nhà thơ nổi tiếng Hàn Quốc kiêm ứng cử viên của giải Nobel Văn học – Ko Un khi đặt chân tới đây đã thốt lên rằng: “Có hai thứ ở Việt Nam tôi phải cúi đầu thán phục. Thứ nhất là của thiên nhiên tạo ra: vịnh Hạ Long. Thứ hai là của con người làm ra: Việt Phủ Thành Chương”. Cùng bước chân vào không gian nơi đây để xem có gì mà lại hấp dẫn đến thế nhé!

địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Không gian bên trong Việt Phủ ấm áp ngày xuân

Áo dài đỏ thắm tô điểm cùng cánh đào phai

Áo dài đỏ thắm tô điểm cùng cánh đào phai

Năm 2004, nơi đây còn vinh dự đón hoàng hậu Thụy Điển Sylvia đến thăm lần đầu tiên.

Một không gian đậm chất hoài cổ đầy sức sống với đào cùng quất

Một không gian đậm chất hoài cổ đầy sức sống với đào cùng quất

Một chốn nghỉ chân chậm rãi - Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Một chốn nghỉ chân chậm rãi – Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Không gian đàm đạo, uống trà

Không gian đàm đạo, uống trà

Cảm giác của mình khi bước vào Việt Phủ là cảm giác về sự hoài cổ và nét truyền thống. Những mái ngói xưa cũ nhuốm màu thời gian, tường rêu phong cổ kính, màu xanh của cây si, cây khế, hồ sen bao quanh, nơi đây như đang kể một câu chuyện dân gian thông qua không gian sinh thái và kiến trúc.

Thảnh thơi!

Thảnh thơi!

Tất cả nét văn hóa nghệ thuật, đều được quy tụ lại chốn này, từ lối kiến trúc nhà sàn, nhà tranh vách đất, lầu, miếu đền đài,… cho tới các món ăn tinh thần như múa rối nước, chèo, tuồng được đan cài đầy khéo léo.

Hồ Gươm

Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội tiếp theo chính là Hồ Gươm. Đây không phải là một địa điểm quá mới mẻ với người Hà Nội nói chung và người dân Việt Nam nói riêng nữa. Cứ mỗi độ thu tràn qua phố, Hồ Gươm lại được tô điểm đẹp đẽ và thơ mộng hơn bao giờ hết bởi những tà áo dài thướt tha đủ màu. Bạn có để ý một nhà hàng mang tên “Lục Thủy” có mặt tiền hướng ra bờ hồ hay không? Đó chính là một tên gọi khác của Hồ Gươm, sở dĩ người ta gọi như vậy bởi vì vào mùa hanh khô, các con lạch cạn nước và nơi đây không có nguồn tiếp nhận nên hồ có màu xanh lục và cái tên này cũng ra đời từ đó.

Chiều thu yên bình bên hồ Gươm Hà Nội

Chiều thu yên bình bên hồ Gươm Hà Nội

Tháp Rùa - biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Tháp Rùa – biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Với diện tích 12ha, chu vi 1820m, bằng 1/40 hồ Tây nhưng hồ Hoàn Kiếm đã chứng kiến biết bao thăng trầm của Thăng Long – Hà Nội. Kể cho bạn nghe một câu chuyện về hồ Gươm vào những năm 1882, Pháp đánh Thành Hà Nội và đến cuối năm 1883 Hà Nội đã bị chiếm trọn. Trong nhiều cuốn sách của tác giả người Pháp lúc đó có mặt tại Hà Nội thì những năm 1883-1994, nhà dân chen chúc sát mép hồ, đường đi lầy lội, cầu ao bắc ra hồ để tắm giặt và rửa rau vo gạo. Công sứ Bonnal thực hiện kế hoạch sửa sang lại khu vực quanh hồ Gươm đã di dân các làng để làm con đường chạy vòng quanh và khánh thành đầu năm 1893. Từ đó hồ Gươm mang dáng vẻ khác, từ viên ngọc thô đã được gọt giũa trở thành viên ngọc tinh như ngày hôm nay. Thế kỉ XIX, hồ Gươm đã đi vào thơ ca:

“Khen ai khéo họa dư đồ

Trước sông Nhị thủy sau hồ Hoàn Gươm”

Một thoáng Hồ Gươm - Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Một thoáng Hồ Gươm – Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Cây mõ rủ xuống mặt hồ lóng lánh ánh mặt trời tan trong nước càng làm cho sắc thu thêm ngọt ngào. Trên phố là từng tốp, từng tốp áo dài tung bay, những nhiếp ảnh gia với ống kính và đôi mắt nghệ thuật đã sẵn sàng cho ra đời các tác phẩm.

Cây mõ bờ hồ in bóng xuống dòng nước

Cây mõ bờ hồ in bóng xuống dòng nước

Đón mùa thu qua phố

Đón mùa thu qua phố

Hai cha con dạo chơi bờ hồ

Hai cha con dạo chơi bờ hồ

Đền Bà Kiệu

Một địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội cũng rất nổi bật nằm ngay trong phố đi bộ quanh hồ Gươm chính là đền bà Kiệu.

Nhất định đừng bỏ qua ngôi đền này khi đến Hà Nội nhé!

Nhất định đừng bỏ qua ngôi đền này khi đến Hà Nội nhé!

Đền Bà Kiệu tọa lạc tại số 59 phố Đinh Tiên Hoàng (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Phía trước ngôi đền là hồ Gươm với tháp Rùa cổ kính cùng với cầu Thê Húc “cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn”. Đền Bà Kiệu có tên chữ là Thiên Tiên Điện hay Huyền Chân Từ, nơi đây là một trong những ngôi đền thờ Mẫu đầu tiên của nước ta.

Trước cổng tam quan đối diện ngôi đền

Trước cổng tam quan đối diện ngôi đền

Phía bên trong đền nghi ngút khói hương của người dân tứ xứ nghe danh và đến bái lễ. Và bất ngờ chưa, cánh cổng tam quan của ngôi đền này lại nằm ở phía bên Hồ. Mình siêu mê mẩn cánh cửa này, chụp một bộ ảnh với tà áo dài ở đây thật quá hợp cảnh.

Trong đền Bà Kiệu thờ ba vị nữ thần, bao gồm: công chúa Liễu Hạnh, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc nữ Quế Hoa. Liễu Hạnh còn được dân gian gọi tôn kính là Bà chúa Liễu, Bà chúa Sòng, hoặc Mẫu Nghi thiên hạ, Mẫu Phủ Giày. Tương truyền rằng công chúa Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, một lần làm vỡ chén ngọc nên bị giáng xuống trần. Khi xuống đây, nàng đã dạy dân chúng làm nông nghiệp và tạo dựng cuộc sống ấm no. Sau đó công chúa trở lại thiên đình nhưng vẫn nhớ nhung cuộc sống dưới hạ giới nên nhiều lần nàng đã cùng các thị nữ hạ phàm để tiếp tục giúp đỡ dân lành. Nhân dân ghi nhớ công ơn của nàng công chúa tài sắc vẹn toàn và tốt bụng nên đã lập đền thờ phụng và tôn vinh là thánh.Thánh mẫu Liễu Hạnh chính là một trong “Tứ bất tử” và được coi là bậc "Mẫu Nghi Thiên hạ", thuộc hàng “Đệ nhất Thượng đẳng thần” trong tâm thức tín ngưỡng dân gian.

Cánh cửa quá hợp để chụp ảnh với tà áo dài - Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Cánh cửa quá hợp để chụp ảnh với tà áo dài – Địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy trên cột đá ở phía trước cửa điện có hai câu đối lưu danh nguồn gốc tiên thánh của Thánh mẫu Liễu Hạnh:

Trời kia xa thẳm, tụ khí anh linh người mẹ

Ngọc Hoàng đày xuống, trần gian mà lại thành tiên.

Tò he - món đồ chơi dân gian truyền thống vẫn còn được lưu giữ

Tò he – món đồ chơi dân gian truyền thống vẫn còn được lưu giữ

Dạo quanh 3 địa điểm chụp ảnh áo dài ở Hà Nội này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Hà Nội với những nét đẹp cổ kính, thơ mộng đan xen luôn là điểm đến hấp dẫn của các du khách.