1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí

16
Điểm đến này đã đón được một lượng khách du lịch "khủng", doanh thu đạt hàng ngàn tỉ đồng chỉ trong vài tháng đầu năm.
1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 1.

Thanh Hoá nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích hơn 11.000 km2 và là tỉnh rộng thứ 5 cả nước. Với dân số 3,72 triệu người (số liệu năm 2022), Thanh Hoá là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, chỉ sau 2 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với địa bàn trải rộng từ đồng bằng ven biển, trung du và miền núi, Thanh Hoá có 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện. Trong đó, Sầm Sơn là thành phố nhỏ nhất Việt Nam với diện tích gần 45 km2, chiếm khoảng 0,4% diện tích toàn tỉnh.

Tính lũy kế từ đầu năm 2024 tới nay, tổng lượt khách tỉnh Thanh Hóa đạt 4.843.000 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ 2023; tổng thu du lịch đạt 7.338,5 tỉ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ 2023.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 2.

Sở hữu đường bờ biển dài 102 km với nhiều vùng sinh thái khác nhau, Thanh Hóa là khu vực phát triển nhiều loại hình du lịch như khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh.

Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Thanh Hóa là từ tháng 3 đến tháng 8. Mùa hè là lúc thích hợp để ghé thăm các bãi biển nổi tiếng, trong khi mùa thu với thời tiết mát mẻ lại rất phù hợp cho các chuyến nghỉ dưỡng.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 3.

Thanh Hóa nằm cách Hà Nội khoảng 160 km theo tuyến quốc lộ 1A và cách TP.HCM hơn 1.400 km. Du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển như tàu hỏa, xe máy, xe khách hoặc máy bay tùy thuộc vào điểm xuất phát.

Vé tàu hỏa Thống Nhất từ Hà Nội đến Thanh Hóa dao động từ 140.000 đến 280.000 đồng một vé, tùy thuộc vào hạng ghế và loại tàu, đây là lựa chọn tiết kiệm chi phí và cho phép du khách ngắm nhìn cảnh đẹp dọc đường.

Có nhiều hãng xe khách khai thác tuyến đường từ Hà Nội đến Thanh Hóa, với giá vé từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng một vé, có thể mua tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 4.

Nếu di chuyển bằng ôtô cá nhân từ Hà Nội đến Thanh Hóa, có thể chọn hai tuyến đường: Quốc lộ 1A (Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa) hoặc cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình – Thanh Hóa. Từ cuối tháng 4/2023, cao tốc Mai Sơn – QL 54 nối Ninh Bình và Thanh Hóa giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội xuống còn khoảng 2 tiếng.

TP.HCM cách Thanh Hóa hơn 1.400 km. Với du khách từ các tỉnh thành phía Nam, máy bay là phương tiện thuận tiện nhất, hạ cánh tại sân bay Thọ Xuân, thời gian bay gần 2 tiếng.

Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bãi biển, rừng nguyên sinh, hệ thống hang động và núi đá vôi trải rộng khắp các huyện của tỉnh. Nơi đây còn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống thu hút du khách.

Một trong những điểm đến nổi bật nhất tại Thanh Hóa là bãi biển Sầm Sơn, điểm đến hấp dẫn hàng năm, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ 30/4 và mùa hè, thu hút một lượng lớn du khách đến vui chơi và nghỉ dưỡng. Ngoài ra, nếu không thích những chốn nổi tiếng và đông đúc, còn nhiều điểm đến thú vị mà mọi người có thể tham khảo sau đây.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 5.

Pù Luông

Nhiệt độ của Pù Luông quanh năm khá mát mẻ – dưới 30 độ C do khu bảo tồn này nằm trên độ cao 1700m so với mực nước biển, vì vậy, mọi người có thể chọn đến vào khoảng tháng 5 – tháng 6 khi lúa mới vào vụ để cảm nhận hương sắc xanh ngát, hoặc tháng 9 – tháng 10 để check-in ruộng bậc thang vàng óng lung linh.

Đến Pù Luông, nhất định phải ghé thăm bản Mường Kho và chợ phiên Phú Đoàn. Ở khu chợ này, chúng ta có thể khám phá bản sắc của dân địa phương, thưởng thức các món đặc sản. Ngoài ra, trekking đỉnh Pù Luông, thăm suối Hiêu cũng là những hoạt động được dân mê du lịch ưa chuộng.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 6.

Biển Hải Tiến

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 15 km về phía đông bắc, biển Hải Tiến nổi bật với đường bờ biển dài, bãi cát sạch và cảnh vật hoang sơ nhưng lại có hạ tầng hiện đại, dịch vụ tiện nghi, phù hợp cho những kỳ nghỉ dưỡng. Du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động bên bờ biển, thưởng thức hải sản tươi ngon hoặc trải nghiệm du thuyền, tham quan các địa điểm như đảo Nẹ, núi Linh Trường, Lạch Hới và Cồn Trường.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 7.

Biển Bãi Đông

Bãi Đông là cái tên còn khá mới so với nhiều địa điểm du lịch Thanh Hóa khác, do chưa khai thác du lịch nhiều nên không gia vô cùng yên bình. Nơi đây thích hợp cho những ai muốn “đổi gió” với những điều mới mẻ, hoặc đang tìm một chốn bình yên thư giãn.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 8.

Sở hữu bãi cát trải dài, biển trong xanh với tiếng sóng rì rào vỗ vào bờ, không gian biển Bãi Đông như mời gọi bạn hãy thư giãn tâm hồn, thả mình vào thiên nhiên và mây trời để quên đi cuộc sống tất bật thường ngày. Tại đây cũng có rất nhiều hàng quán hải sản ven biển tươi ngon, tha hồ cho mọi người thưởng thức.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 9.

Khu di tích lịch sử – văn hóa Hàm Rồng

Nằm cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 3 km, khu di tích lịch sử – văn hóa Hàm Rồng rộng 560 ha, bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng và công trình văn hóa tâm linh. Nơi đây có cầu Hàm Rồng, núi Hàm Rồng, Động Tiên Sơn, Động Long Quang, núi Ngọc, núi Cánh Tiên, làng cổ Đông Sơn và Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng. Khu di tích còn có những cảnh quan thiên nhiên kỳ bí với quần thể núi và hang động hấp dẫn du khách tham quan và khám phá.

Thác Voi

Thác Voi là điểm đến lý tưởng cho những ai tìm kiếm không gian nghỉ dưỡng mát mẻ, thanh bình giữa núi rừng. Theo truyền thuyết, đoàn quân của vua Quang Trung khi tiến Bắc đã dừng chân tại đây, uống nước từ thác để lấy sức tiếp tục hành quân, và từ đó thác được gọi là Thác Voi.

Thác Voi không cao lớn và hùng vĩ như thác Bản Giốc ở Cao Bằng, nhưng lại được chia thành nhiều tầng nước chảy qua các lớp đá trầm tích, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp và huyền ảo. Dòng suối bên dưới thác trong xanh, là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ check-in và lưu giữ những bức ảnh đẹp.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 10.

Thật thư giãn khi hòa mình vào dòng nước mát lành, lắng nghe tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ ầm ầm và thưởng thức vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên núi rừng. Thác Voi đẹp nhất vào khoảng tháng 9 – 10, khi dòng thác đổ mạnh mẽ, kết hợp với ánh nắng mùa thu tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ. Đây chắc chắn là một background “10 trên 10” cho những bức ảnh check-in tuyệt vời.

Suối cá thần Cẩm Lương

Khu du lịch sinh thái suối cá thần Cẩm Lương nằm ở phía tây, cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 80 km, ven đường Hồ Chí Minh. Suối cá Thần bắt nguồn từ mạch nước trong ngọn núi đá vôi Bồ Um thuộc dãy núi Trường Sinh. Dù chỉ dài khoảng 150 m, nơi đây là nơi sinh sống của hàng nghìn con cá tự nhiên đủ kích thước và màu sắc. Nước suối không bao giờ cạn, mực nước vào mùa mưa sâu từ 50 đến 80 cm và luôn trong xanh. Thời điểm lý tưởng để tham quan suối cá thần Cẩm Lương là từ tháng 4 đến tháng 9, khi mực nước cao nhất, giúp du khách dễ dàng quan sát đàn cá bơi lội.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 11.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 12.

Ảnh: @_jayy_.1

Thành nhà Hồ

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Thành nhà Hồ là kinh đô của nước Đại Ngu, được xây dựng bởi Hồ Quý Ly từ năm 1397. Du khách có thể chiêm ngưỡng tòa thành đồ sộ, toàn bộ được xây dựng bằng các khối đá lớn, trong đó có những phiến nặng tới hơn hai tấn. Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

1 tỉnh vừa có núi vừa có biển ở phía Bắc, tổng thu du lịch đã đạt hơn 7.300 tỷ đồng: Đang là mùa đón khách cao điểm, có cả chặng đi tàu cực tiết kiệm chi phí- Ảnh 13.

(Tổng hợp)

Theo Phương Thuỳ / CafeBiz